Container và tầm quan trọng trong Kubernetes?

Bài viết liên quan

Khái niệm Container là một trong những thuật ngữ phổ biến trong khi sử dụng Kubernetes. Vậy Container là gì và vai trò của nó trong Kubernetes như thế nào? 

Container là gì?
Bạn nghe nói nhiều đến Container hẳn bạn sẽ thắc mắc vậy Container là gì? Tại sao Kubernetes lại cần đến Container? Đừng lo, bạn có thể hiểu thế này. 

Về cơ bản các Container cung cấp một cơ chế cho phép các ứng dụng có thể được “phân tách” khỏi môi trường mà chúng thực sự đang chạy. Việc phân tách này cho phép các ứng dụng dựa trên Container được triển khai dễ dàng và nhất quán. 

Nó không phụ thuộc vào môi trường mục tiêu là trung tâm dữ liệu riêng, đám mây công cộng hay thậm chí là máy tính xách tay cá nhân của nhà phát triển. Bạn vẫn thấy khó hiểu Container là gì đúng không? Chúng ta theo dõi tiếp phần dưới nhé.

Container cung cấp sự tách biệt rõ ràng về các mối quan tâm của các dạng người sử dụng của nó. Giả dụ các nhà phát triển sẽ tập trung vào logic và phụ thuộc ứng dụng của họ. Trong khi các nhóm vận hành CNTT có thể tập trung vào việc triển khai và quản lý. Đến đây thì có lẽ bạn đã phần nào hiểu được Container là gì rồi, tuy nhiên sẽ có một chút nhầm lẫn như sau.

Thông thường, nếu bạn đã quá quen thuộc với môi trường ảo hóa, khi tìm hiểu Container là gì thì bạn sẽ thấy các Container thường được so sánh với các máy ảo (VM). Giống như máy ảo, Container cho phép bạn đóng gói ứng dụng của mình cùng với các thư viện và các phần phụ thuộc khác. Nó cung cấp môi trường riêng biệt để chạy các dịch vụ phần mềm của bạn. 

Tuy nhiên, khi tìm hiểu kỹ hơn Container là gì thì bạn sẽ thấy so với máy chủ ảo thì Container có những điểm khác biệt hoàn toàn. Nó mang lại vô số lợi ích cho nhà phát triển, nhóm IT làm việc cùng nhau. Cụ thể chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về Container là gì ở những phần tiếp theo nhé.

Vậy tại sao lại là Container?
Một điểm lưu ý khi tìm hiểu Container là gì đó là nó không giống với cách tiếp cận máy ảo. Các Container sẽ ảo hóa ở cấp hệ điều hành. Trong đó nhiều Container chạy trực tiếp trên nhân hệ điều hành. Điều này có nghĩa là so với máy chủ ảo, các Container sẽ nhẹ hơn rất nhiều. 

Có được lợi ích này là do chúng chia sẻ nhân hệ điều hành dẫn đến việc khởi động nhanh hơn nhiều và sử dụng một phần nhỏ bộ nhớ so với khởi động toàn bộ hệ điều hành như máy chủ ảo thông thường. Bạn hãy nhớ đến điều này khi tìm hiểu Container là gì nhé. 

Dưới đây là một số thế mạnh bạn nên biết khi tìm hiểu về Container là gì.
Môi trường nhất quán
Thế mạnh đầu tiên khi tìm hiểu Container là gì đó chính là tính nhất quán trong môi trường. Container cung cấp cho các nhà phát triển khả năng tạo ra các môi trường có thể dự đoán được, tách biệt khỏi các ứng dụng khác. Container cũng có thể bao gồm các thành phần khác chẳng hạn như các thư viện phần mềm... 

Từ góc nhìn của nhà phát triển, tất cả điều này được đảm bảo nhất quán cho dù ứng dụng được triển khai ở bất cứ đâu. Như vậy nó khiến nâng cao năng xuất làm việc của đội nhóm. Các nhà phát triển và nhóm CNTT sẽ dành ít thời gian hơn để khắc phục lỗi dành nhiều thời gian hơn để hướng chức năng mới tới cho người dùng. Nếu không tìm hiểu Container là gì, hẳn bạn sẽ không để ý đến điều này.

Điều này đồng nghĩa với việc nó sẽ ít lỗi hơn vì các nhà phát triển giờ đây có thể đưa ra các giả định trong môi trường phát triển và thử nghiệm mà họ có thể chắc chắn sẽ đúng trong quá trình sản xuất. Khi hiểu rõ Container là gì, bạn sẽ thấy điều này thực sự tuyệt vời.

Phù hợp trong việc triển khai ở mọi nơi
Các Container có thể chạy hầu như ở mọi nơi, giúp dễ dàng phát triển. Nó có thể chạy trên các hệ điều hành Linux, Windows và Mac. Hoặc trên máy ảo, trên máy của nhà phát triển hoặc trong các trung tâm dữ liệu. Và tất nhiên, trên cả các dịch vụ Public Cloud. Nói tóm lại, thế mạnh thứ hai bạn nên nhớ khi tìm hiểu Container là gì đó là tính phù hợp.

Sự phổ biến rộng rãi của định dạng Docker Image cho các Container càng giúp tăng thêm tính di động cho nó. Bất cứ nơi nào bạn muốn chạy phần mềm của mình, bạn có thể sử dụng Container. Hay nói cách khác, nó khá “dễ tính” trong việc triển khai.

Tính cô lập
Các Container ảo hóa tài nguyên CPU, bộ nhớ, lưu trữ và mạng ở cấp hệ điều hành. Qua đó, nó cung cấp cho các nhà phát triển chế độ xem dưới dạng sandbox (hộp cát) về hệ điều hành được cô lập một cách hợp lý với các ứng dụng khác. Đây chính là điều mọi người hay nhầm lẫn với máy ảo khi tìm hiểu Container là gì. Tuy nhiên, so với máy chủ ảo thì Container có sức hút hơn hẳn.

Kết luận
Đến đây thì chắc hẳn phần đông mọi người đã hiểu rõ Container là gì rồi. Mỗi Container mà bạn chạy có thể lặp lại. Nghĩa là bạn sẽ có cùng một hành vi ở bất kỳ đâu bạn chạy nó. Container tách các ứng dụng khỏi cơ sở hạ tầng máy chủ lưu trữ bên dưới. Điều này giúp việc triển khai dễ dàng hơn trong các môi trường đám mây hoặc hệ điều hành khác nhau.

Nguồn bài viết: Viettel IDC 


Chia sẻ bài viết

Author:

Mong rằng những bài viết được viết và tổng hợp trên blog này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn. Chúc một ngày vui vẻ !

0 comments: