Đèn huỳnh quang T12, T8, và T5 khác nhau như thế nào?

Bài viết liên quan

Đèn huỳnh quang dạng thu nhỏ loại mới và dạng ống dài loại cũ

1. Giới thiệu về bóng đèn huỳnh quang
Đèn huỳnh quang hay gọi đơn giản là đèn tuýp gồm điện cực (vonfram) vỏ đèn và phủ một lớp bột huỳnh quang(hợp chất chủ yếu là Phốtpho). Ngoài ra, người ta còn bơm vào đèn một ít hơi thủy ngân và khí trơ (neon, argon...) khoảng 5~12mg để làm tăng độ bền của điện cực và tạo ánh sáng màu.

Cấu tạo gồm: 
-Ống thủy tinh: chiều dài 0,3m-2,4m, mặt trong phủ lớp bột huỳnh quang, chứa hơi thủy ngan và khi trơ (neon, argon,...)
-Điện cực: làm bằng dây vonfram, có dạng lò xo xoắn, nối ra ngoài qua chân đèn.

Đặc điểm của đèn ống huỳnh quang: 
Hiện tượng nhấp nháy, hiệu suất phát quang cao hơn đèn sợi đốt, tuổi thọ: 8000 giờ, cần mồi phóng điện.

Nguyên lí làm việc: 
Khi đóng điện, hiện tượng phóng điện giữa hai điện cực làm phát ra tia tử ngoại (tia cực tím). Tia tử ngoại tác dụng vào lớp bột huỳnh quang làm đèn phát sáng. Ngoài ra, để giúp cho hiện tượng phóng điện xảy ra, người ta phải lắp thêm chấn lưu (tăng phô) và tắc te (chuột bàn)

Do ít tỏa nhiệt ra môi trường nên đèn huỳnh quang sẽ cho hiệu suất phát sáng cao hơn nhiều so với đèn sợi đốt và lại có tuổi thọ cao hơn. Bình quân, dùng đèn huỳnh quang tiết kiệm hơn đèn sợi đốt 8 đến 10 lần. Hiện nay, ngoài thị trường xuất hiện đèn huỳnh quang thu nhỏ (còn gọi là đèn compact). Nó cũng rất giống với đèn huỳnh quang nhưng hiệu suất phát quang cao hơn và tiết kiệm điện năng hữu hiệu hơn.

2. Đèn huỳnh quang T12, T8, và T5 khác nhau như thế nào?
Đèn tuýp huỳnh quang hiện có các loại T12, T8 và T5. T12 nghĩa là đường kính ống là 12/8'' (33,8mm), T8 nghĩa là đường kính là 8/8'' (26mm) và T5 nghĩa là đường kính 5/8" (16mm).
Ưu điểm của đèn T5 là vì đường kinh nhỏ, hiệu suất nguồn phát sáng có thể cải thiện khoảng 5%. Tuy nhiên, đèn này ngắn hơn khoảng 50mm so với đèn T12 và T8, nghĩa là bộ đèn hiện nay không thể sử dụng được.

Hơn nữa, T5 có thể hoạt động chỉ với một chấn lưu điện tử. Những đèn này có ở nước ngoài là loại 14W, 21W, 28W và 35W. Hiệu suất của đèn T5 35W là khoảng 104 lm/W (nguyên đèn) và 95 lm/W (với chấn lưu điện tử) trong khi đó đèn T8 36W là khoảng 100 lm/W (nguyên đèn) và 89 lm/W (với chấn lưu điện tử). Nó chỉ cải thiện rất ít vào khoảng 7% nhưng nhờ sử dụng bộ đèn nhôm siêu phản xạ với hiệu suất cao hơn, đèn T5 có tác dụng cải thiện toàn bộ hiệu suất trong khoảng từ 11% đến 30%.

Đèn T5 có một lớp bọc bên trong vách kính để chặn thuỷ ngân bị hấp thu trong kính và photpho. Điều đó giảm đáng kể nhu cầu thuỷ ngân từ khoảng 15 miligam xuống 3 miligam mỗi đèn Nó có lợi ở những nước có luật chất thải nghiêm ngặt.

Tại châu Âu, đèn T5 được sử dụng khá lớn thay loại đèn T8 36W, 13,92cm. Độ dài ngắn hơn cho phép tích hợp trong các mô hình toà nhà tiêu chuẩn. Với vi chấn lưu mới, bộ đèn nhẹ và phẳng, tiết kiệm không gian cũng như nguyên liệu để sản xuất. Hoa Kỳ đã dần dần chấp nhận công nghệ này vì đèn T8 4ft chỉ tiêu thụ khoảng 35W 13,92 cm. Nhìn chung, tại Hoa Kỳ, trọng tâm vẫn là kiểm soát quang học tốt hơn là hiệu suất đèn.

2.1. Bóng đèn huỳnh quang đường kính ống 38mm(T12)
Bóng đèn huỳnh quang T12 là loại bóng huỳnh quang ống dài có đường kính lớn nhất và là được thiết kế đầu tiên. Những bóng đèn loại này đang lưu dùng hiện nay được tráng bột huỳnh quang halophosphate thông thường và nạp khí argon. Chúng là những bóng đèn huỳnh quang hiệu suất thấp nhất và được khuyến cáo không nên lắp đặt mới và nên thay bằng bóng đèn huỳnh quang có đường kính 26 mm.
Đặc điểm của bóng đèn huỳnh quang T12:
•  Công suất P = 20 - 140 Watt
•  CT=3000 - 4100 K, CRI= 60 - 85
•  Hiệu suất =  45 - 100 lm/W (phổ biến là 70 lm/W dùng chấn lưu điện từ)
•  Tuổi thọ trung bình - 8000 giờ.

2.2. Bóng đèn huỳnh quang đường kính ống 26mm(T8)
Đây là loại bóng đèn huỳnh quang ống dài thông dụng nhất ở Châu Âu. Đường kính của chúng bằng 26 mm. Bóng T8 là một trong các nguồn sáng huỳnh quang hiệu suất cao. Hơn nữa giá của chúng hiện nay thấp hơn giá của bóng T12. Bóng T8 được phân ra làm ba loại tuỳ thuộc vào loại bột phosphor tráng lên mặt trong thành ống:
•  Bột huỳnh quang halophosphate: Bột này được sử dụng đã nhiều năm nay nhưng có nhược điểm là để đạt được chỉ số hoàn màu tốt thì lại phải hy sinh chỉ tiêu về hiệu suất. Chỉ số hoàn màu trong khoảng từ 50 đến 75.
•  Bột huỳnh quang ba màu (còn gọi là triphosphors): loại bột này vừa có chỉ số hoàn màu tốt vừa có hiệu suất cao tuy nhiên nó đắt hơn bột huỳnh quang thông thường. Chỉ số màu nằm trong khoảng từ 80 đến 85.
•  Bột huỳnh quang đa màu: chúng có chỉ số hoàn màu cao nhưng hiệu suất hơi thấp hơn so với bột ba màu. CRI của chúng thường bằng 90 hoặc hơn.

Bóng đèn đường kính 26mm tráng bột huỳnh quang thông thường phát cùng thông lượng ánh sáng tính trên một đơn vị độ dài như bóng đèn đường kính 38 mm nhưng chúng tiêu thụ năng lượng ít hơn  8%. Cùng loại bóng đèn nhưng tráng bột ba màu không những tiêu thụ năng lượng ít hơn 8% nhưng phát hơn 10% thông lượng và có CRI cao hơn.
Bóng đèn dùng bột huỳnh quang đa màu có CRI rất cao thường dùng trong triển lãm, bảo tàng, phòng trưng bày tranh v..v. và những ứng dụng khác đòi hỏi chỉ số hoàn màu cao.
Đặc trưng của bóng đèn huỳnh quang T8:
•  P = 10 - 58 Watt
•  CT = 2700 - 6500 K; CRI = 50 – 98
•  Hiệu suất 100 lm/W (bột ba màu, chấn lưu điện tử)
                    97 lm/W (bột ba màu, chấn lưu điện từ)
                    77 lm/W (bột halophosphate, chấn lưu điện từ)
•  Tuổi thọ trung bình 8000 giờ

2.3. Bóng đèn huỳnh quang đường kính ống 16mm(T5)
Xuất hiện trên thị trường năm 1995 loại bóng đèn này là sản phẩm mới của bóng đèn huỳnh quang ống dài đường kính chỉ có 16 mm. Loại bóng nhỏ này có hiệu suất tăng hơn 7% so với T8 (hiệu suất của nó là 95 so với 89%của T8). Thêm vào đó T5 cũng có lớp phản xạ tráng cùng lớp bột huỳnh quang nên hiệu suất của nó cũng cao hơn so với loại T8 có lớp phản xạ. Bóng T5 yêu cầu ổ cắm, chấn lưu và máng đèn riêng của nó. Do vậy loại bóng đèn này thường dùng để lắp đặt mới.
Đặc trưng của bóng huỳnh quang T5:
•  P =14 - 80 Watt
•  CT =3000 - 6000 K; CRI= 85
•  Hiệu suất = 80 - 100 lm/W
•  Tuổi thọ trung bình = 8000 hours

Loại đèn huỳnh quang khác:
Bóng đèn huỳnh quang chân cắm
Đây là loại bóng huỳnh quang thu gọn có chân cắm vào chấn lưu điện tử.
Những đặc trưng chính:
•  P = 5 - 55 Watt
•  CT = 2700 - 6000 Kelvin; CRI =85 – 98
•  Hiệu suất = 45 -87 lm/W ( 70 cho đèn tráng bột huỳnh quang 3 màu),
•  Tuổi thọ trung bình khoảng 10000 giờ

Bóng đèn huỳnh quang tích hợp chấn lưu (bóng đèn compact)
Loại bóng đèn này gắn liền với chấn lưu và đui ngạnh hoặc xoáy để cắm thẳng vào ổ cắm của bóng sợi đốt tiêu chuẩn.
Bóng đèn với chấn lưu liền được thiết kế để thay đèn sợi đốt. Giá của chúng giảm nhiều trong thời gian gần đây khiến việc thay thế của chúng ngày càng thuận lợi. Tuy nhiên để lắp đặt đèn mới thì loại chấn lưu rời nói ở trên vẫn được ưa chuộng hơn.
Đặc trưng cơ bản:
•  P =3 - 23 Watt
•  CT = 2700 - 4000 K; CRI = 85
•  Hiệu suất = 30 - 65 lm/W
•  Tuổi thọ trung bình khoảng 10000 giờ


Chia sẻ bài viết

Author:

Mong rằng những bài viết được viết và tổng hợp trên blog này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn. Chúc một ngày vui vẻ !

0 comments: