Nhu cầu trao đổi thông tin trong nhiều lĩnh vực khác nhau , về nhiều chủ đề khác nhau, giữa các tổ chức, các cơ quan… là không có giới hạn. vì thế, nhu cầu kết nối các mạng khác nhau để trao đổi thông tin là thực sự cần thiết. Nhưng thật không may là hầu hếtt các mạng của các công ty, cơ quan…đều là các thực thể độc lập, được thiết lập để phục vụ nhu cầu trao đổi thông tin của bản thân các tổ chức đó. Các mạng này có thể được xây dựng từ những kỹ thuật phần cứng của riêng họ. Điều này chính là một cản trở cho việc xây dựng mạng chung. Nhu cầu về một kỹ thuật mới mà có thể kết nối được nhiều mạng vật lý có cấu trúc khác hẳn nhau là thực sự cần thiết. Nhận thức được điều đó trong quá trình phát triển mạng ARPANET của mình tổ chức ARPA (Advance Research Prọect Agency) đã tập trung nghiên cứu nhằm đưa ra một kỹ thuật nhằm thoả mãn những yêu cầu trên. Kỹ thuật ARPA bao gồm một thiết lập các chuẩn mạng xác định rõ các chi tiết của của việc làm như thế nào để các máy tính có thể truyền thông với nhau cũng như với một sự thiết lập các quy tắc cho việc kết nối mạng, lưu thông và chọn đường. Kỹ thuật đó được phát triển đầy đủ và được đưa ra với tên gọi chính xác là TCP/IP internet Protocol Suit và thường được gọi tắt là TCP/IP.
Dùng TCP/IP người ta có thể kết nối được tất cả các mạng bên trong công ty của họ hoặc có thể kết nối giữa các mạng của các công ty với nhau.TCP/IP có một số đặc tính quan trọng sau:
- Là bộ giao thức chuẩn mở và sẵn có vì: nó không thuộc sở hữu của bất cứ một tổ chức nào; các đặc tả thì sẵn có và rộng rãi. Vì vậy, bất kì ai cũng có thể xây dựng phần mềm truyền thông qua mạng máy tính dựa trên nó.
- TCP/IP độc lập với phần cứng mạng vật lý, điều này cho phép TCP.IP có thể được dùng để kết nối nhiều loại mạng có kiến trúc vật lý khác nhau như Ethernet, Token Ring, FDDI, X25, ATM…
- TCP/IP dùng địa chỉ IP để định danh các host trên mạng tạo thành một mạng ảo thống nhất khi kết nối mạng.
So sánh giữa mô hình OSI và TCP/IP
Kiến trúc của TCP/IP được mô tả như trong hình :SMTP: Simple Mail Transfer Protocol.
FTP: File Transfer Protocol.
DNS: Doname System
SNMP: Simple Network Management Protocol.
ICMP: Internet Control Message Protocol.
ARP: Address Resolution Protocol.
RIP: Routing Information Protocol.
FDDI: Fiber Distributed Data Interface.
Lớp truy cập mạng (network access): bao gồm hai lớp Physical và Data Link của mô hình OSI 7 lớp.
Lớp mạng (Internet): tương đương với lớp Network bao gồm các giao thức:
- IP (Internet Protocol)
- ICMP (Internet Control Message Protocol).
- IGMP (Internet Group Managerr Protocol)
- ARP (Address Resolution Protocol)
- RARP ( Reserver Address Resolution Protocol)
Lớp giao tiếp ứng dụng (Apllication Program Interface): FTP, HTTP, SMTP, TELNET, DNS, SNMP, NSF, RPC, TFTP.
Nếu tách riêng TCP và IP thì đó là những chuẩn riêng về giao thức truyền thông, tương đương với lớp vận chuyển và lớp mạng trong mô hình OSI. Nhưng người ta cũng dùng TCP/IP để chỉ một mô hình truyền thông ra đời trước khi có chuẩn OSI.
Lớp ứng dụng
Lớp ứng dụng thực hiện chức năng hỗ trợ cần thiếtcho nhiều ứng dụng khác nhau. Với mỗi loại ứng dụng cần module riêng biệt, ví dụ FTP (File Transfer Protocol) cho chuyển giao file, TELNET cho làm việc với trạm chủ từ xa, SMTP (Simple Mail Transfer Protocol) cho chuyển thư điện tử, SNMP (Simple Network Management Protocol) cho quản trị mạng và DNS (Domain Name Service) phục vụ quản lí và tra cứu danh sách và tên địa chỉ Internet.
Lớp vận chuyển
Cơ chế bảo đảm dữ liệu được vận chuyển một cách đáng tin cậy, hoàn toàn không phụ thuộc vào đặc tính của các ứng dụng sử dụng dữ liệu. TCP (Transmission Control Protocol) là giao thức tiêu biểu nhất, phổ biến nhất phục vụ việc thực hiện chức năng nói trên. TCP hỗ trợ việc trao đổi dữ liệu trên cơ sở dịch vụ có nối.
Bên cạnh TCP, giao thức UDP (User Datagram Protocol) cũng được sử dụng cho lớp vận chuyển. Khác với TCP, UDP cung cấp dịch vụ không có nối cho việc gửi dữ liệu mà không đảm bảo tuyệt đối đến đích và trình tự đến đích của các gói dữ liệu. Tuy nhiên UDP lại đơn giản và hiệu xuất, chỉ đòi hỏi cơ chế xử lí giao thức tối thiểu, vì vậy thường được sử dụng làm cơ sở thực hiện các giao thức cao cấp theo yêu cầu riêng của người sử dụng, ví dụ giao thức SNMP.
Lớp Internet
Tương tự như lớp mạng ở OSI, lớp Internet có chức năng chuyển giao dữ liệu giữa nhiều mạng được liên kết với nhau. Giao thức IP (Internetworking Protocol) được sử dụng ở chính lớp này. Giao thức IP được thực hiện không những ở các thiết bị đầu cuối mà còn ở các bộ Router. Một router chính là một thiết bị xử lí giao thức dùng để liên kết hai mạng, có chức năng chuyển giao dữ liệu từ một mạng này sang một mạng khác, trong đó có cả nhiệm vụ tìm đường tối ưu.
Lớp truy nhập mạng
Lớp truy nhập mạng liên quan tới việc trao đổi dữ liệu giữa hai trạm thiết bị trong cùng một mạng. Các chức năng bao gồm việc kiểm soát truy nhập môi trường truyền dẫn, kiểm lỗi và lưu thông dữ liệu.
Lớp vật lí
Lớp vật lí đề cập tới giao diện vật lí giữa một thiết bị truyền dữ liệu (PC hay PLC) với môi trường truyền dẫn hay mạng, trong đó có đặc tính tín hiệu, chế độ truyền, tốc độ truyền và cấu trúc cơ học các phích cắm và giắc cắm.
Lớp ứng dụng
Lớp ứng dụng thực hiện chức năng hỗ trợ cần thiếtcho nhiều ứng dụng khác nhau. Với mỗi loại ứng dụng cần module riêng biệt, ví dụ FTP (File Transfer Protocol) cho chuyển giao file, TELNET cho làm việc với trạm chủ từ xa, SMTP (Simple Mail Transfer Protocol) cho chuyển thư điện tử, SNMP (Simple Network Management Protocol) cho quản trị mạng và DNS (Domain Name Service) phục vụ quản lí và tra cứu danh sách và tên địa chỉ Internet.
Lớp vận chuyển
Cơ chế bảo đảm dữ liệu được vận chuyển một cách đáng tin cậy, hoàn toàn không phụ thuộc vào đặc tính của các ứng dụng sử dụng dữ liệu. TCP (Transmission Control Protocol) là giao thức tiêu biểu nhất, phổ biến nhất phục vụ việc thực hiện chức năng nói trên. TCP hỗ trợ việc trao đổi dữ liệu trên cơ sở dịch vụ có nối.
Bên cạnh TCP, giao thức UDP (User Datagram Protocol) cũng được sử dụng cho lớp vận chuyển. Khác với TCP, UDP cung cấp dịch vụ không có nối cho việc gửi dữ liệu mà không đảm bảo tuyệt đối đến đích và trình tự đến đích của các gói dữ liệu. Tuy nhiên UDP lại đơn giản và hiệu xuất, chỉ đòi hỏi cơ chế xử lí giao thức tối thiểu, vì vậy thường được sử dụng làm cơ sở thực hiện các giao thức cao cấp theo yêu cầu riêng của người sử dụng, ví dụ giao thức SNMP.
Lớp Internet
Tương tự như lớp mạng ở OSI, lớp Internet có chức năng chuyển giao dữ liệu giữa nhiều mạng được liên kết với nhau. Giao thức IP (Internetworking Protocol) được sử dụng ở chính lớp này. Giao thức IP được thực hiện không những ở các thiết bị đầu cuối mà còn ở các bộ Router. Một router chính là một thiết bị xử lí giao thức dùng để liên kết hai mạng, có chức năng chuyển giao dữ liệu từ một mạng này sang một mạng khác, trong đó có cả nhiệm vụ tìm đường tối ưu.
Lớp truy nhập mạng
Lớp truy nhập mạng liên quan tới việc trao đổi dữ liệu giữa hai trạm thiết bị trong cùng một mạng. Các chức năng bao gồm việc kiểm soát truy nhập môi trường truyền dẫn, kiểm lỗi và lưu thông dữ liệu.
Lớp vật lí
Lớp vật lí đề cập tới giao diện vật lí giữa một thiết bị truyền dữ liệu (PC hay PLC) với môi trường truyền dẫn hay mạng, trong đó có đặc tính tín hiệu, chế độ truyền, tốc độ truyền và cấu trúc cơ học các phích cắm và giắc cắm.
Nguồn bài viết: Điện tử Việt Nam
0 comments: