Dù đóng vai trò quan trọng trong giải quyết những vấn đề toàn cầu như cung cấp năng lượng sạch, giảm phát thải, hướng tới phát triển xanh và bền vững nhưng trong thực tế, năng lượng nguyên tử lại phải hứng chịu nhiều hiểu nhầm với thông tin bị thổi phồng hoặc bóp méo.
Năng lượng tái tạo không hoàn toàn rẻ và sạch
Để đạt được mục tiêu cắt giảm phát thải, sẽ đòi hỏi tăng cường sử dụng các công nghệ ít phát thải khí gây hiệu ứng nhà kính gồm năng lượng tái tạo, năng lượng hạt nhân, công nghệ thu hồi và lưu trữ carbon – CCS. (Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu).
Mặt khác, sản xuất điện mặt trời đòi hỏi nhiều diện tích hơn điện hạt nhân. “Để cùng tạo ra một đơn vị điện năng thì năng lượng mặt trời cần diện tích lớn 450 lần so với năng lượng hạt nhân”,
Năng lượng hạt nhân “có hại” đến mức nào?
Năng lượng hạt nhân, mặc dù đã được Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi khí hậu khuyến nghị là một trong những loại năng lượng có thể thúc đẩy phát triển nhằm giảm phát thải toàn cầu nhưng ở nhiều nơi, người ta vẫn còn sợ hãi và nghi ngại về nó. Ở thế kỷ 21, đại đa số người dân và nhà quản lý ở các nước đều rất lo ngại ba thảm họa hạt nhân tồi tệ như Three Mile Island (Mỹ) năm 1979, Chernobyl (Liên Xô cũ) năm 1986 và mới đây là sự cố nhà máy điện Fukushima (Nhật Bản) do sóng thần năm 2011. Hầu hết mọi người đều bị ám ảnh bởi những tai nạn nhà máy điện hạt nhân này.
Qua quá trình tìm hiểu thông tin về Chernobyl tuy nó là một tai nạn khủng khiếp với quy trình xử lý chủ quan và sơ tán muộn nhưng những con số mà Ủy ban Khoa học của Liên Hợp Quốc về Tác động của Bức xạ nguyên tử (UNSCEAR) cho thấy, chỉ có 28 người chết tại chỗ vì nhiễm phóng xạ cấp tính và trong vòng 25 năm sau đó thì 15 người chết vì ung thư tuyến giáp. Các nhà khoa học ước tính, có khoảng 16.000 người bị ung thư tuyến giáp do Chernobyl và khoảng 160 người trong số đó sẽ chết vì căn bệnh này. Mặc dù theo dõi tích cực sau ba thập kỷ, nhưng UNSCEAR cho biết không có bằng chứng khoa học nào về sự gia tăng tỷ lệ mắc hoặc tỷ lệ tử vong do ung thư khác ngoài ung thư tuyến giáp liên quan đến phơi nhiễm phóng xạ do thảm họa này gây ra. Hẳn nhiều người sẽ nghi ngờ về con số có vẻ đã được “làm đẹp” nhưng với sự tham gia của hàng trăm nhà khoa học uy tín ở các trường đại học lớn trên trên thế giới, kết quả mà đoàn giám sát của UNSCEAR là đáng tin cậy.
Đối với tai nạn gần nhất là Fukushima, các trường hợp tử vong là do tác động của sóng thần chứ không phải do phơi nhiễm phóng xạ. Tại diễn đàn ATOMEXPO 2019, năm năm sau trận sóng thần ở Nhật Bản, TS. David Robert Grimes, nhà nghiên cứu về vật lý y khoa và ung thư tại Đại học Oxford đã nhìn lại tai nạn này và đưa ra khẳng định trong bài viết “Tại sao đã đến lúc phải xua tan những thêu dệt xung quanh năng lượng hạt nhân” trên tờ TheGuardian, rằng “khối lượng phóng xạ bị rò rỉ tại đây nhỏ đến mức không có gì đáng lo ngại về sức khỏe; không có bức xạ nào có thể phát hiện được từ vụ tai nạn trong thực phẩm được trồng ở Fukushima cũng như ở cá được đánh bắt ngoài khơi”. Nếu so sánh những “thảm họa” này với những tai nạn thảm khốc của các loại hình năng lượng thì không đáng kể. TS. David Robert Grimes dẫn ra số liệu thiệt hại về người khi đập thủy điện Banqiao tại Trung Quốc bị vỡ là hơn 170.000 người và có 11 triệu người phải di cư.
Nhìn rộng hơn, các nguy cơ về phơi nhiễm phóng xạ đối với sức khỏe con người thấp hơn so với những mối đe dọa khác như ô nhiễm không khí hay do khói thuốc lá... Tình trạng ô nhiễm đáng báo động ở một số thành phố lớn khiến nguy cơ tử vong tăng cao lên 2,8%, còn những ai chung sống với người hút thuốc có nguy cơ tử vong tăng 1,7%. Trong khi đó, tỉ lệ những người làm công việc dọn dẹp ở Chernobyl tử vong do phơi nhiễm phóng xạ chỉ ở mức 1%.
Vậy còn đối với nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng từ các nhà máy điện hạt nhân đang được vận hành? Trước khi được các nhà vận động môi trường quan tâm, thì vấn đề chất thải hạt nhân đã được IAEA và cơ quan pháp quy của các quốc gia phát triển điện hạt nhân giám sát với một chu trình chặt chẽ và minh bạch. Xử lý chất thải hạt nhân hiện vẫn là một trong những vấn đề quan trọng của công nghệ hạt nhân và được các quốc gia hàng đầu về phát triển điện hạt nhân như Nga, Mỹ đầu tư nhiều kinh phí vào R&D nhằm tối ưu hơn quy trình này.
Tuy nhiên, công chúng vẫn bị ám ảnh bởi những thông tin đã cũ. “Vấn đề là công chúng đã được tiếp cận với quá nhiều thông tin không chính xác và sự thêu dệt xung quanh năng lượng hạt nhân”, Shellenberger chỉ ra nguyên nhân, “thậm chí là bị ám ảnh bởi tin giả và phim ảnh”. Vì vậy, theo quan điểm của anh, nhiệm vụ của các nhà khoa học và nhà môi trường là phải cung cấp thông tin chính xác về bức tranh công nghệ, năng lượng và môi trường để thay đổi nhận thức chung.
Bên cạnh ưu điểm, mỗi loại hình năng lượng đều có điểm hạn chế, kể cả năng lượng tái tạo. Do đó, một cơ cấu điện năng với sự chấp nhận các loại hình năng lượng khác nhau, tiến tới sử dụng năng lượng sạch nhưng không loại trừ điện hạt nhân mới là một chính sách điện năng hợp lý.
0 comments: