Thiết kế hệ thống chiếu sáng

Bài viết liên quan

1.1 Lượng ánh sáng cần thiết
Mọi công việc đều yêu cầu mức chiếu sáng nhất định lên bề mặt cơ thể. Đảm bảo chiếu sáng tốt là điều cần thiết để thực hiện các công việc cần chiếu sáng. Việc chiếu sáng tốt cho phép mọi người làm việc đạt năng suất cao hơn. Thông thường để đọc sách phải cần 100 đến 200 lux. Vì thế câu hỏi đầu tiên đối với nhà thiết kế là chọn được mức chiếu sáng phù hợp. Ủy ban quốc tế về chiếu xạ (CIE) và Hội các kỹ sư ánh sáng (IES) đã đưa ra các mức chiếu sáng cho các loại công việc khác nhau. Những chỉ số này từ đó đã trở thành tiêu chuẩn quốc gia và quốc tế trong thiết kế chiếu sáng (Bảng nêu phía dưới). Câu hỏi thứ hai là về chất lượng đèn. Trong hầu hết trường hợp, chất lượng được hiểu là độ hoàn màu. Phụ thuộc vào từng loại công việc mà ta có thể chọn các loại đèn khác nhau dựa trên chỉ số hoàn màu.

1.2 Thiết kế chiếu sáng nội thất
Quy trình thiết kế chiếu sáng từng bước được minh họa phía dưới có kèm theo ví dụ. Hình sau nêu các thông số của một không gian thường gặp.

Bước 1: Quyết định mức chiếu sáng cần thiết lên bề mặt làm việc, loại đèn và nguồn phát sáng
Phải tiến hành đánh giá sơ bộ về loại chiếu sáng cần thiết, thường thì quyết định được đưa ra dựa trên tính kinh tế và tính thẩm mỹ. Đối với các công việc văn phòng bình thường cần mức chiếu sáng 200 lux.

Đối với không gian văn phòng sử dụng điều hòa, chúng ta nên chọn đèn tuýp huỳnh quang 36W bộ đôi. Nguồn phát sáng được phủ men sứ, thích hợp cho loại đèn trên. Cần có bảng hệ số sử dụng cho bộ đèn này từ nhà sản xuất để tính toán chi tiết hơn.

Bước 2: Thu thập số liệu phòng theo mẫu dưới đây:

Bước 3: Tính chỉ số đo phòng

= 10 x 10 / [2 *(10 + 10)] = 2,5

Bước 4: Tính hệ số sử dụng
Hệ số sử dụng được định nghĩa như là tỷ lệ phần trăm của lumen đèn trần phát ra nguồn sáng và truyền đến bề mặt làm việc. Hệ số này bao gồm cả ánh sáng trực tiếp phát ra từ nguồn phát sáng cũng như ánh sáng phản chiếu ra ngoài bề mặt căn phòng. Nhà sản xuất sẽ cấp cho mỗi bộ đèn một bảng CU riêng lấy từ báo cáo thử nghiệm trắc quang. Sử dụng bảng có sẵn từ nhà sản xuất có thể quyết định hệ số sử dụng để lắp các loại đèn khác nhau nếu biết hệ số phản xạ của tường và trần nhà, biết loại nguồn phát sáng và xác định được chỉ số đo phòng. Đối với đèn tuýp đôi, hệ số sử dụng là 0,66 tương ứng với chỉ số đo phòng là 2,5

Bước 5: Tính số mối lắp cần thiết bằng cách áp dụng công thức sau:

Trong đó:
N = Số mối lắp
E = Mức lux cần thiết lên bề mặt làm việc
A = Diện tích (L x W)
F = Tổng lượng dòng (lumen) của tất cả các đèn trong một mối lắp
UF = Hệ số sử dụng lấy từ bảng đối với mối lắp
LLF = Hệ số thất thoát ánh sáng. Hệ số này tính độ hao mòn theo thời gian của lượng ánh sáng phát ra từ đèn và lượng bụi tích tụ trên mối lắp và trên tường nhà.
LLF = Lumen đèn MF x Nguồn sáng MF x Bề mặt căn phòng MF

Chỉ số LLF thường gặp:
Văn phòng có điều hòa: 0,8
Công nghiệp sạch: 0,7
Công nghiệp không sạch: 0,6

N = 200 ×100/ (2 × 3050 × 0,66 × 0,8)
= 6,2; như vậy sẽ cần đèn tuýp đôi 6 nos. Tổng số đèn 36W là 12.

Bước 6: Bố trí các bộ đèn để đảm bảo tính đồng đều
Mọi bộ đèn đều được xác định một tỷ lệ không gian so với chiều cao. Trong các phương pháp thiết kế trước đây, tỷ lệ đồng đều, nghĩa là tỷ lệ chiếu sáng tối thiểu so với chiếu sáng trung bình được giữ ở mức 0,8 và tỷ lệ hợp lý của không gian so với chiều cao được xác định để đảm bảo tính đồng đều. Trong các thiết kế hiện đại có kết hợp giữa việc tiết kiệm năng lượng và việc chiếu sáng thì quan điểm chủ đạo là đảm bảo độ đồng đều từ 1/3 tới 1/10 phụ thuộc vào từng loại công việc. Chỉ số được áp dụng cho loại đèn trên là 1,5. Nếu tỷ lệ thực tế cao hơn chỉ số được nêu, độ chiếu sáng đồng đều sẽ giảm xuống. Đối với mẫu bố trí lắp đèn, tham khảo hình 12. Nguồn phát sáng gần tường chỉ nên chiếm 1 nửa không gian hay ít hơn.
- Không gian giữa các bộ đèn = 10/3 = 3,33 m
- Chiều cao lắp đặt = 2,0 m
- Tỷ lệ không gian so với chiều cao = 3,33/2,0 = 1,66
- Con số này gần với dung sai và vì vậy được chấp nhận.

Tốt hơn nên chọn bộ đèn có SHR lớn. Làm vậy có thể giảm số mối lắp và tải trọng chiếu sáng liên kết.


2. Mức chiếu sáng áp dụng cho các loại công việc / hoạt động / địa điểm khác nhau
2.1 Các đề xuất chiếu sáng
Phạm vi chiếu sáng:
Mức chiếu sáng tối thiểu đối với khu vực nội thất không có người làm việc là 20 lux (tính trên IS là 3646). Hệ số khoảng 1,5 cho thấy sự chênh lệch rất quan trọng dù là nhỏ nhất trong mức độ ảnh hưởng của việc chiếu sáng. Vì vậy, phạm vi chiếu sáng sau được đưa ra.
20–30–50–75–100–150–200–300–500–750–1000–1500–2000…lux

Biên độ ánh sáng:
Bởi vì các tình huống diễn ra rất khác nhau dù cùng một ứng dụng được sử dụng cho khu vực nội thất khác nhau hay cùng một loại hoạt động trong các điều kiện khác nhau, biên độ ánh sáng được đưa ra cho mỗi kiểu nội thất hay mỗi loại hoạt động phù hợp với một chỉ số chiếu sáng duy nhất. Mỗi biên độ bao gồm ba mức liên tục trong phạm vi chiếu sáng được đề xuất. Đối với khu vực làm việc thì chỉ
số trung bình (R) của mỗi biên độ cho thấy mức chiếu sáng dịch vụ được đề xuất sẽ được sử dụng trừ khi một hay nhiều hệ số sau được áp dụng.

Chỉ số cao (H) của biên độ nên được sử dụng trong các trường hợp đặc biệt, ở đó hệ số phản xạ hay độ tương phản thấp xảy ra, các sai số nếu chỉnh lưu sẽ rất tốn kém, việc chiếu sáng là bắt buộc, độ chính xác hay năng suất cao là yếu tố quan trọng và khả năng thị giác tốt của người lao động có thể giúp thực hiện điều này.
Tương tự, chỉ số thấp (L) của biên độ có thể được sử dụng khi hệ số phản xạ và tương phản cực kỳ cao, tốc độ và độ chính xác không quan trọng và công việc được tiến hành không thường xuyên.


Chia sẻ bài viết

Author:

Mong rằng những bài viết được viết và tổng hợp trên blog này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn. Chúc một ngày vui vẻ !

0 comments: