1. Ưu nhược điểm của màn hình LCD
Trong bài viết "Tìm hiểu chi tiết về màn hình LCD" bạn có thể thấy nguyên tắc hoạt động của màn hình LCD kiểu ma trận thụ động PM và kiểu ma trận tích cực AM.
Thực ra ở màn hình LCD, tinh thế lỏng LC (liquid crystal) chỉ làm nhiệm vụ chặn lại hoặc là cho ánh sáng lọt qua khi tác dụng hoặc là không tác dụng điện thế lên hai cực điện ở hai đầu cột tinh thể lỏng. Còn bản thân ánh sáng phải là từ bên ngoài chiếu đến.
Nhờ có nhiều ưu điếm như có thể điều khiến tinh vi, nhanh, nhạy, ít tiêu tốn năng luợng, màn hình LCD đã trở nên phổ biến, được ưa chuộng trong mấy chục năm nay. Tuy nhiên màn hình LCD có một số nhược điểm không khắc phục được, chủ yếu là:
- Bản thân tinh thế lỏng không phát ra ánh sáng, trái lại ít nhiều che bớt ánh sáng từ ngoài đến. Do đó, khó làm cho hình ảnh hiện lên thật sáng rõ, thật tương phản.
- Tương phản ở màn hình LCD chỉ tối ưu khi nhìn vào màn hình theo hướng vuông góc và giảm rất nhanh khi nhìn nghiêng. Ta sẽ thấy ở phần sau, màn hình OLED khắc phục được hoàn toàn hai nhược điểm này đồng thời có thêm nhiều ưu điểm mới.
2. OLED đáp ứng tốt nhiều yêu cầu dùng làm màn hình phẳng,
Ở bài LED và OLED (xem tại đây) ta đã thấy LED là điốt phát sáng (light emitting diode) thường làm bằng bán dẫn hợp chất AsGa. chủ yếu ở đây là tạo ra được tiếp xúc p-n, khi tác dụng điện thế theo chiều thuận điện tử và lỗ trống đều chạy vế phía có tiếp xúc p-n, chúng gặp nhau, tái hợp thành nguyên tủ trung hòa và phát ra photon. Bán dẫn AsGa được chọn để làm LED là vì photon phát ra có bước sóng λ vào cỡ sóng ánh sáng nhìn thấy.
Với hiệu suất phát sáng rất cao, dễ điều khiển bằng điện, LED đã trở thành nguốn sáng vô cùng tiết kiệm, hiệu quả đang lấn át nhiều nguồn sáng lâu nay vẫn dùng như đèn sợi đốt, đèn huỳnh quang v.v...
Nhưng sử dụng LED làm màn hình gặp phải nhiều hạn chế. Từ phiến bán dẫn làm ra hàng triệu LED để rồi cắt ra làm thành hàng triệu đèn LED rời rạc thì dễ, nhưng trên một bề mặt như là màn hình, đồng thời làm hàng triệu triệu đèn LED nằm khít nhau để mỗi đèn LED trở thành một phần tử ảnh là rất khó, rất tốn kém. Vì vậy người ta chuyển sang dùng OLED tức là LED hữu cơ (organic light emitling diode) để làm màn hình.
OLED phát triển được là nhờ các công trình nghiên cứu ban đầu về polyme dẫn điện. Polyme gồm các chuỗi đại phân tử trong đó cacbon C đóng vai trò quan trọng và thông thường là không dẫn điện vì không có điện tử tự do. Nhưng bằng cách cắt giảm, thay thế một số liên kết trong đại phân tử polyme, người ta có thể tạo ra polyme dẫn điện loại p hay loại n, tương tự như pha tạp vào bán dẫn ròng để có bán dẫn loại p hay loại n. Cũng vậy, có thế ghép polyme dẫn điện kiểu khác nhau lại để có những hiện tượng tương tự như ở tiếp xúc p-n.
Cấu tạo và nguyên lý hoạt động của một OLED điển hình dùng làm phần tử ảnh ở màn hình được cho ở hình bên dưới.
0 Comments: