1. Mức Logic
Mức Logic là 1 định nghĩa trong toán học về nhị phân. Có 2 mức là mức “1” (phổ biến là tương ứng với mức điện áp > 0.5*VCC) và mức “0” (tương ứng với điện áp < ½ VCC).
Mức “1” cũng còn được gọi là mức HIGH (mức cao). Mức “0” cũng được gọi là mức LOW (mức thấp).
* tuỳ vào cấu tạo của từng loại IC mà các mức này có thể xê dịch, cái này có thể đọc trong datasheet ứng với IC đó.
*VCC là điện áp cấp nguồn cho chip (IC) hoạt động, ví dụ 5V, 3.3V, 12V,…
2. Phép Toán Logic và Các IC Logic:
a) NOT
- Phép toán này còn được gọi là phép đảo trạng thái logic. Cụ thể là nếu ngõ vào có mức logic là 1 thì ngõ ra sẽ có mức logic là 0 và ngược lại.
- Ký hiệu toán: x’=x¯¯¯ với x là tín hiệu vào, và x’ là ngõ ra.
- Ký hiệu trên mạch điện và bảng giá trị:
- IC NOT: 74HC14.
Xem datasheet để biết rõ về các chân của nó (để biết chân nào là ngõ vào (Input), chân nào là ngõ ra (output), chân cấp nguồn (VCC) và chân nối đất (GND)).
*GND (Ground) thường được gọi là chân “đất”, thực tế không phải là dùng dây điện nối chân đó xuống “đất” :D. Nguồn cấp cho mạch điện tử hoạt động là nguồn DC (một chiều), trong đó cực dương nối vào chân VCC, và cực ấm nối vào chân GND.
b) AND
- Toán tử này thực hiện lệnh nhân logic
- Trong trường hợp có nhiều ngõ vào logic thì ngõ ra chỉ bằng 1 khi tất cả ngõ vào có mức logic là 1.
- Ký hiệu trên mạch và bảng giá trị:
- IC AND: 74HC08
c) NAND
- Toán tử này thì làm ngược lại với toán tử AND.
- Ký hiệu trên mạch và bảng giá trị:
- IC NAND: 74HC00
d) OR
- Toán tử cộng logic.
- Ký hiệu trên mạch và bảng giá trị:
- Với cổng OR có nhiều ngõ vào thì ngõ ra bằng 0 khi tất cả ngõ vào đều là 0.
- IC OR: 74HC32
e) NOR
- Toán tử cho giá trị ngược với toán tử OR
- Ký hiệu trên mạch và bảng giá trị:
- Với cổng NOR có nhiều ngõ vào thì ngõ ra bằng 1 khi tất cả ngõ vào đều là 0.
- IC NOR: 74HC02
f) XOR
- Đây là phép toán cực kỳ quan trọng, nếu 2 ngõ vào có giá trị logic khác nhau thì ngõ ra sẽ bằng “1”.
- Ký hiệu trên mạch.
- Với cổng XOR nhiều ngõ vào thì ngõ ra sẽ lên 1 nếu tổng số bit 1 ở ngõ vào là số lẽ.
- IC XOR: 74HC86
g) XNOR
- Phép toán này ngược với phép XOR, tức là khi 2 ngõ vào có giá trị giống nhau thì ngõ ra sẽ bằng “1”.
- Ký hiệu trên mạch và bảng giá trị:
- Với cổng XNOR nhiều ngõ vào thì ngõ ra lên 1 nếu tổng số bit 1 ở ngõ vào là số chẵn.
- IC XNOR: 74HC266
3. Nhận dạng IC:
- Hiện nay, trên thị trường có 2 loại IC với kiểu chân khác nhau mà ta thường gặp. Đó là: IC cắm và IC dán.
- Phân biệt:
+ IC cắm: các chân của loại này sẽ dài và nhọn, thích hợp để ta cắm vào board mạch hay cắm vào Test Board
+ IC dán: gọi là “dán” nhưng thực ra là ta dùng chì để hàn nó vào mạch, chân của các IC loại này thường ngắn, nhỏ và không nhọn, và các chân của nó chỉ vừa đủ để ta hàn vào mạch. Tuy nhiên có một số loại IC chân rất sát và khít nhau thì ta phải dùng máy mới hàn được.
+ Một điểm khác biệt nữa là IC dán nhỏ hơn IC cắm rất nhiều lần. Khi sử dụng các em sẽ thấy điều này.
- Cách đọc chân các loại IC:
+ Hầu hết các loại IC đều có cách đọc chân giống nhau.
+ Để đọc được chân IC thì ta đặt IC sao cho các dòng chữ trên IC đúng chiều (tức là đọc được), chân số 1 là chân nằm dưới vết lõm nhỏ trên IC hoặc dưới chấm tròn (đối với một số loại IC).
+ Tiếp theo là chân số 2 đến chân số 8.
+ Chân số 9 đối diện với chân số 8, rồi cứ thế ta đếm tiếp đến chân 12 (chân số 12 đối diện với chân số 1).
- Ví dụ: cụ thể về sử dụng 1 con IC logic, ở đây ta dùng con 74HC08 (cổng AND)
+ IC này tích hợp 4 cổng AND. Để kích cho IC hoạt động, ta phải cấp nguồn vào chân số 14 và GND vào chân số 7.
+ Sau đó, tuỳ mục đích sử dụng bao nhiêu cổng AND thì ta lấy số cổng AND tương ứng. Mỗi cổng AND ứng với 3 chân: 2 vào và 1 ra. Vd: cổng AND thứ nhất có 2 ngõ vào là chân số 1 và 2, ngõ ra là chân số 3.
Mức Logic là 1 định nghĩa trong toán học về nhị phân. Có 2 mức là mức “1” (phổ biến là tương ứng với mức điện áp > 0.5*VCC) và mức “0” (tương ứng với điện áp < ½ VCC).
Mức “1” cũng còn được gọi là mức HIGH (mức cao). Mức “0” cũng được gọi là mức LOW (mức thấp).
* tuỳ vào cấu tạo của từng loại IC mà các mức này có thể xê dịch, cái này có thể đọc trong datasheet ứng với IC đó.
*VCC là điện áp cấp nguồn cho chip (IC) hoạt động, ví dụ 5V, 3.3V, 12V,…
2. Phép Toán Logic và Các IC Logic:
a) NOT
- Phép toán này còn được gọi là phép đảo trạng thái logic. Cụ thể là nếu ngõ vào có mức logic là 1 thì ngõ ra sẽ có mức logic là 0 và ngược lại.
- Ký hiệu toán: x’=x¯¯¯ với x là tín hiệu vào, và x’ là ngõ ra.
- Ký hiệu trên mạch điện và bảng giá trị:
- IC NOT: 74HC14.
Xem datasheet để biết rõ về các chân của nó (để biết chân nào là ngõ vào (Input), chân nào là ngõ ra (output), chân cấp nguồn (VCC) và chân nối đất (GND)).
*GND (Ground) thường được gọi là chân “đất”, thực tế không phải là dùng dây điện nối chân đó xuống “đất” :D. Nguồn cấp cho mạch điện tử hoạt động là nguồn DC (một chiều), trong đó cực dương nối vào chân VCC, và cực ấm nối vào chân GND.
b) AND
- Toán tử này thực hiện lệnh nhân logic
- Trong trường hợp có nhiều ngõ vào logic thì ngõ ra chỉ bằng 1 khi tất cả ngõ vào có mức logic là 1.
- Ký hiệu trên mạch và bảng giá trị:
- IC AND: 74HC08
c) NAND
- Toán tử này thì làm ngược lại với toán tử AND.
- Ký hiệu trên mạch và bảng giá trị:
- IC NAND: 74HC00
d) OR
- Toán tử cộng logic.
- Ký hiệu trên mạch và bảng giá trị:
- Với cổng OR có nhiều ngõ vào thì ngõ ra bằng 0 khi tất cả ngõ vào đều là 0.
- IC OR: 74HC32
e) NOR
- Toán tử cho giá trị ngược với toán tử OR
- Ký hiệu trên mạch và bảng giá trị:
- Với cổng NOR có nhiều ngõ vào thì ngõ ra bằng 1 khi tất cả ngõ vào đều là 0.
- IC NOR: 74HC02
f) XOR
- Đây là phép toán cực kỳ quan trọng, nếu 2 ngõ vào có giá trị logic khác nhau thì ngõ ra sẽ bằng “1”.
- Ký hiệu trên mạch.
- Với cổng XOR nhiều ngõ vào thì ngõ ra sẽ lên 1 nếu tổng số bit 1 ở ngõ vào là số lẽ.
- IC XOR: 74HC86
g) XNOR
- Phép toán này ngược với phép XOR, tức là khi 2 ngõ vào có giá trị giống nhau thì ngõ ra sẽ bằng “1”.
- Ký hiệu trên mạch và bảng giá trị:
- Với cổng XNOR nhiều ngõ vào thì ngõ ra lên 1 nếu tổng số bit 1 ở ngõ vào là số chẵn.
- IC XNOR: 74HC266
3. Nhận dạng IC:
- Hiện nay, trên thị trường có 2 loại IC với kiểu chân khác nhau mà ta thường gặp. Đó là: IC cắm và IC dán.
- Phân biệt:
+ IC cắm: các chân của loại này sẽ dài và nhọn, thích hợp để ta cắm vào board mạch hay cắm vào Test Board
+ IC dán: gọi là “dán” nhưng thực ra là ta dùng chì để hàn nó vào mạch, chân của các IC loại này thường ngắn, nhỏ và không nhọn, và các chân của nó chỉ vừa đủ để ta hàn vào mạch. Tuy nhiên có một số loại IC chân rất sát và khít nhau thì ta phải dùng máy mới hàn được.
+ Một điểm khác biệt nữa là IC dán nhỏ hơn IC cắm rất nhiều lần. Khi sử dụng các em sẽ thấy điều này.
- Cách đọc chân các loại IC:
+ Hầu hết các loại IC đều có cách đọc chân giống nhau.
+ Để đọc được chân IC thì ta đặt IC sao cho các dòng chữ trên IC đúng chiều (tức là đọc được), chân số 1 là chân nằm dưới vết lõm nhỏ trên IC hoặc dưới chấm tròn (đối với một số loại IC).
+ Tiếp theo là chân số 2 đến chân số 8.
+ Chân số 9 đối diện với chân số 8, rồi cứ thế ta đếm tiếp đến chân 12 (chân số 12 đối diện với chân số 1).
- Ví dụ: cụ thể về sử dụng 1 con IC logic, ở đây ta dùng con 74HC08 (cổng AND)
+ IC này tích hợp 4 cổng AND. Để kích cho IC hoạt động, ta phải cấp nguồn vào chân số 14 và GND vào chân số 7.
+ Sau đó, tuỳ mục đích sử dụng bao nhiêu cổng AND thì ta lấy số cổng AND tương ứng. Mỗi cổng AND ứng với 3 chân: 2 vào và 1 ra. Vd: cổng AND thứ nhất có 2 ngõ vào là chân số 1 và 2, ngõ ra là chân số 3.
Nguồn bài viết: Câu lạc bộ Nghiên cứu khoa học Khoa Điện - Điện tử - PIF Club
0 comments: