Tổng quan về chất tải lạnh và Các chất tải lạnh thường dùng

Bài viết liên quan

Tổng quan về chất tải lạnh
a. Định nghĩa
Chất tải lạnh là môi chất trung gian, nhận nhiệt của đối tượng cần làm lạnh truyền tải đến thiết bị bay hơi cấp cho môi chất lạnh. Chất tải lạnh còn gọi là môi chất lạnh thứ cấp.

b. Các yêu cầu đối với chất tải lạnh
- Không ăn mòn thiết bị.
- Bền vững, không phân hủy trong phạm vi làm việc.
- Nhiệt độ đông đặc phải thấp hơn nhiệt độ bay hơi của môi chất lạnh để tránh hiện tượng chất tải lạnh đóng băng trên đường ống hoặc thiết bị gây ra hư hỏng.
- Hệ số dẫn nhiệt, nhiệt dung riêng, hệ số tỏa nhiệt đối lưu càng lớn càng tốt để giảm kích thước thiết bị trao đổi nhiệt.
- Độ nhớt và khối lượng càng nhỏ càng tốt để giảm tổn thất áp suất trên đường ống truyền tải và tại các thiết bị trao đổi nhiệt.
- Khối lượng riêng nhỏ để giảm năng lượng truyền tải.
- Khi rò rỉ không độc hại với con người, không ảnh hưởng xấu đến sản phẩm.
- Phải rẻ tiền, dễ kiếm, dễ vận chuyển và bảo quản.
- Không dễ gây cháy nổ.
- Không làm ô nhiểm môi trường không gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ozone.


Các chất tải lạnh thường dùng
a.Nước
- Nước có công thức hóa học H2O là chất lỏng không màu không mùi không vị
- Ít ăn mòn kim loại chế tạo máy
- Hệ số toả nhiệt đối lưu, nhiệt dung riêng lớn.
- Ở áp suất khí quyển đông đặc 00C, sôi ở 1000C.
- Khi rò rỉ không độc hại với con người, không ảnh hưởng xấu đến sản phẩm.
- Không gây cháy nổ
- Có sẳn, rẻ tiền, dễ kiếm, dễ vận chuyển và bảo quản.
- Không làm ô nhiễm môi trường không gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ozone.

b.Không khí
- Không khí là hỗn hợp các chất khí chủ yếu gồm N2, O2 ngoài ra còn có một lượng nhỏ khí CO2, hơi nước, khí trơ…
- Ít ăn mòn kim loại chế tạo máy.
- Hệ số toả nhiệt đối lưu, nhiệt dung riêng nhỏ.
- Khối lượng riêng nhỏ.
- Không khí không độc hại với con người, không ảnh hưởng xấu đến sản phẩm.
- Không gây cháy nổ, có sẵn.

c.Dung dịch muối NaCl
- Dung dịch NaCl có tính ăn mòn cao, gây hoen rỉ thiết bị.
- Nhiệt độ đông đặc phụ thuộc vào nồng độ muối trong dung dịch.
- Hệ số dẫn nhiệt, nhiệt dung riêng, hệ số tỏa nhiệt đối lưu lớn
- Độ nhớt và khối lượng riêng lớn
- Khi rò rỉ không độc hại với con người, tuy nhiên có thể ảnh hưởng xấu đến sản phẩm .
- Dung dịch NaCl có tính dẩn điện
- Không gây cháy nổ.
- Không làm ô nhiễm môi trường, không gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ozone.
- Rẻ tiền, dễ kiếm, dễ vận chuyển và bảo quản.

d.Dung dịch muối CaCl2
- Dung dịch CaCl2 có tính ăn mòn cao hơn so với NaCl.
- Nhiệt độ đông đặc phụ thuộc vào nồng độ muối trong dung dịch.
- Hệ số dẫn nhiệt, nhiệt dung riêng, hệ số tỏa nhiệt đối lưu lớn.
- Độ nhớt và khối lượng riêng lớn.
- Khi rò rỉ không độc hại với con người, tuy nhiên có thể ảnh hưởng xấu đến sản phẩm.
- Dung dịch CaCl2 có tính dẫn điện.
- Cacl2 khó kiếm hơn NaCl tuy nhiên dễ vận chuyển và bảo quản.
- Không gây cháy nổ.
- Không làm ô nhiểm môi trường không gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ozon.

e.Etanol
- Etanol có công thức hóa học C2H5OH là chất lỏng không màu, hòa tan trong nước.
- Không ăn mòn kim loại chế tạo máy.
- Ở áp suất khí quyển Etanol sôi ở nhiệt độ 78,39 0C, hóa rắn ở -114,150C.
- Hệ số dẫn nhiệt, nhiệt dung riêng, hệ số tỏa nhiệt đối lưu lớn
- Độ nhớt và khối lượng riêng nhỏ hơn nước
- Khi rò rỉ không độc hại với con người, không ảnh hưởng xấu đến sản phẩm .
- Dễ gây cháy nổ.
- Không làm ô nhiễm môi trường không gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ozone.
- Rẻ tiền, dễ sản xuất, dễ vận chuyển và bảo quản.

f.Glycol
- Glycol là hợp chất hữu cơ có hai nhóm (OH) như Etylenglycol, propylenglycol, Polyethylenglycol là chất lỏng trong suốt, không mùi.
- Không ăn mòn kim loại chế tạo máy.
- Ở điều kiện bình thường Glycol là chất lỏng có nhiệt độ sôi cao, nhiệt độ đông đặc thấp.
- Dễ gây cháy nổ ở nồng độ cao.
- Không làm ô nhiễm môi trường, không gây hiệu ứng nhà kính, phá hủy tầng ozone.
- Rẻ tiền, dễ sản xuất, dễ vận chuyển và bảo quản.



Chia sẻ bài viết

Author:

Mong rằng những bài viết được viết và tổng hợp trên blog này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn. Chúc một ngày vui vẻ !

0 comments: