1. Lịch sử phát triển
Do ngành kỹ thuật lạnh phát triển mạnh mẽ, nhất là trong những thập kỷ cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 nên lịch sử của công nghệ sản xuất nước đá cũng gắn liền với lịch sử phát triển của ngành kỹ thuật lạnh. Nước đá trong tự nhiên có từ lâu đời, từ khi trái đất mới hình thành và con người biết vận dụng nó để bảo quản thực phẩm, phục vụ một số lĩnh vực khác trong đời sống của mình.
Năm 1834, nhà khoa học người Anh I. Perkin đã chế tạo thành công máy sản xuất nước đá cây nhưng có năng suất thấp.
Năm 1899, nhà khoa học người Đức Geppert đã chế tạo thành công máy sản xuất nước đá, hệ thống lạnh có đầy đủ các thiết bị máy nén, thiết bị ngưng tụ, van tiết lưu, thiết bị bay hơi và một số các thiết bị phụ khác với năng suất tăng lên đáng kể.
Năm 1930, Tập đoàn nghiên cứu và phát triển kỹ thuật lạnh Carrier đã tìm ra hàng loạt môi chất lạnh như NH3 và các môi chất lạnh Freon.
Năm 1934, Tập đoàn Carrier đã chế tạo rất thành công hệ thống lạnh sản xuất nước đá với năng suất rất cao và công nghệ sản xuất nước đá đã bắt đầu phát triển hoàn thiện từ đây.
Cho đến nay, thiết bị công nghệ sản xuất nước đá rất đa dạng và phong phú, trong đó công nghệ sản xuất nước đá cây, công nghệ sản xuất nước đá vảy và công nghệ sản xuất nước đá tinh khiết đã đạt tới mức hoàn thiện.
2. Ý nghĩa kinh tế
Nước đá hiện nay có nhiều ý nghĩa trong nền kinh tế quốc dân vì nó phục vụ cho đời sống của con người, cho việc bảo quản thực phẩm và nguyên liệu thực phẩm v.v.
2.1. Ứng dụng của nước đá trong bảo quản thực phẩm
Như chúng ta đã biết, các nguyên liệu thủy hải sản chứa rất nhiều chủng loại vi sinh vật đồng thời bên trong bản thân của nó chứa rất nhiều hệ enzyme có hoạt tính sinh học rất mạnh, do đó, nguyên liệu thủy hải sản sau khi đánh bắt hoặc thu hoạch không đưa vào sản xuất, chế biến ngay thì nếu không có phương pháp bảo quản hợp lý sẽ rất dễ bị hư hỏng trong một thời gian ngắn (khoảng từ 30 phút đến 2 giờ).
Hiện nay, phương pháp bảo quản lạnh bằng nước đá, nước đá muối được ứng dụng rất phổ biến trong bảo quản các nguyên liệu thủy hải sản, bởi vì phương pháp này rất đơn giản, rẻ tiền và dễ sử dụng. Từ khi Bộ Y Tế khuyến cáo các công ty, doanh nghiệp chế biến thủy hải sản không nên bảo quản nguyên liệu bằng các loại hóa chất như các chất chống oxy hóa, chất kháng sinh, v.v thì phương pháp bảo quản lạnh bằng nước đá, nước đá muối được xem là tối ưu nhất.
Ngoài việc bảo quản nguyên liệu từ trạm thu mua trước khi đưa vào nhà máy sản xuất, nước đá còn có khả năng bảo quản thực phẩm đã được chế biến để kéo dài thời gian sử dụng của chúng, nếu bảo quản tốt và tuỳ theo từng loại sản phẩm thì thời gian sử dụng có thể kéo dài trong vài tháng.
2.2. Ứng dụng của nước đá trong đời sống và sản xuất
Trong thời gian gần đây, ở nước ta có sự gia tăng về số lượng nhiều loại nước giải khát có gas như: Tribico, Coca-Cola, Pepsi, Tiger, bia Saigon, Heiniken, Carsberg, Laser, Semigell,v.v và rất nhiều loại nước giải khát và nước khoáng có gas khác. Sự gia tăng này là do tăng trưởng kinh tế nhanh, mở rộng thị trường tiêu thụ. Chính vì vậy, nhu cầu nước đá đi kèm với nước giải khát sẽ tăng lên một cách đáng kể. Tại một số tỉnh, thành phố lớn nhu cầu nước đá càng ngày càng tăng không chi ở những nhà hàng lớn mà còn tại những quán bình dân, người ta dùng nước đá muối để ướp lạnh bia, làm cà phê đá, v.v. Ngoài ra nước đá cây còn phục vụ cho ngành khai thác đánh bắt thủy hải sản gần và xa bờ, nước ta có bờ biển trải dài gần 3.260km từ Quảng Ninh ở phía Bắc đến Kiên Giang ở phía Nam, tiền năng thủy hải sản rất lớn. Hiện nay có rất nhiều loại tàu có trọng tải lớn có khả năng đánh bắt xa bờ, thời gian của mỗi chuyến đi kéo dài từ vài tuần đến vài tháng, do đó, lượng nước dá được dự trữ trên tàu rất lớn, nhiều tàu lớn đôi lúc trang bị cả hệ thống lạnh trên tàu để bảo quản lạnh nước đá và nguyên liệu đánh bắt.
0 comments: