Tìm hiểu các phiên bản Windows của Microsoft qua 35 năm phát triển

Bài viết liên quan

Microsoft Windows đã ra mắt được 35 năm bắt đầu từ năm 1985, cho dù ai nói gì thì cũng không thể phủ nhận sự đóng góp cũng như những thành tựu mà hệ điều hành này đã mang lại cho ngành công nghệ thông tin thế giới. Dưới đây là tổng hợp lại những hình ảnh cũng như một số thông tin về các phiên bản Windows qua từng thời kỳ.

1985: Windows 1.0



Windows 1.0 hoạt động trên nền MS-DOS 2.0, yêu cầu 256kb bộ nhớ và có thể chạy trên ổ cứng hoặc 2 đĩa mềm chạy cùng lúc. Windows 1.0 chưa khá nhiều phần mềm mà ngày nay chúng ta vẫn còn sử dụng như Notepad, calendar và Paint. Windows 1.0 vẫn chưa cho phép các cửa sổ ứng dụng nằm chồng lên nhau mà tính năng này chỉ xuất hiện ở bản 2.0.

Windows 1.0 được phát hành trong những đánh giá trái chiều. Hầu hết các nhà phê bình coi nó là nền tảng để có tiềm năng trong tương lai, nhưng Windows 1.0 đã không được đáp ứng mong đợi đó. Nhiều ý kiến ​​chỉ trích yêu cầu hệ thống đòi hỏi của nó, đặc biệt chú ý hiệu suất kém kinh nghiệm khi chạy nhiều ứng dụng cùng một lúc, và rằng Windows khuyến khích việc sử dụng một con chuột để điều hướng, một khái niệm tương đối mới vào thời điểm đó.

1987: Windows 2.0




Windows 2.0 cho phép các cửa sổ ứng dụng được xếp chồng lên nhau, tốt hơn người tiền nhiệm Windows 1.0. Windows 2.0 cũng giới thiệu hệ thống phím tắt bàn phím tinh vi hơn và cũng là phiên bản Windows đầu tiên tích hợp bảng Panel điều khiển (Control Panel).

Các tính năng mới của Windows 2.0 bao gồm đồ hoạ VGA (chỉ 16 màu). Nó cũng là phiên bản Windows cuối cùng không yêu cầu một ổ đĩa cứng. Song song với việc hỗ trợ nhiều tính năng mới nhưng cũng đồng thời nâng cao yêu cầu phần cứng. Người dùng Windows 2.0 phải có bộ nhớ 512kb và yêu cầu DOS 3.0. Phiên bản cập nhật cuối cùng của hệ điều hành này là 2.11 cũng đòi hỏi người dùng phải sử dụng ổ cứng, không cho dùng đĩa mềm. 

Windows 2.0 bắt đầu xuất hiện nhiều phần mềm trên nền tảng Windows hơn thay vì DOS trước đó, chẳng hạn như Excel hay Word. Một số phần mềm từ các nhà phát triển cho máy Mac trước đó như PageMaker cũng được chuyển qua Windows. Windows 2.0 cũng là bản Windows bị Apple kiện vì công ty này cho rằng hệ điều hành của Microsoft vi phạm giao diện của họ. Vấn đề này chỉ được giải quyết 7 năm sau đó.

1990: Windows 3.0



Windows 3.0 ra mắt vào năm 1990 và kẻ thừa kế 3.1 ra đời 2 năm sau đó là những hệ điều hành đầu tiên chứng tỏ Microsoft sẽ thống trị thế giới trong một thời gian dài. Cho dù ngày nay, hầu hết chúng ta đều nghĩ nó thật xấu nhưng vào thời điểm ra mắt, nó lại được coi là sạch sẽ và rất đẹp. Tất cả biểu tượng của Windows 3.0 được thiết kế lại để sử dụng tiêu chuẩn VGA với 16 bit màu. Windows 3.0 tăng cường khả năng quản lý bộ nhớ, tăng khả năng truy xuất và cho phép các chương trình DOS chạy trên những máy ảo độc lập. Đây cũng là phiên bản ra mắt tính năng swap cho phép sử dụng ổ cứng làm nơi tráo đổi file trong trường hợp bộ nhớ RAM bị hết.

Windows 3.0 cũng là lần đầu tiên các chương trình DOS có thể chạy đa nhiệm trên những cửa sổ riêng biệt có thể thay đổi kích thước được. Trước đó, DOS bắt buộc phải chạy ở chế độ toàn màn hình. Do hỗ trợ những tính năng đa phương tiện như ở CD-ROM mà yêu cầu RAM tối thiểu của phiên bản Windows 3.00a là 640kb và thêm 256kb bộ nhớ mở rộng nữa. Sau này, Microsoft hỗ trợ các font TrueType trong bản Windows 3.1 cho phép xem font và in chất lượng hơn. Bản Windows 3.11 hỗ trợ sử dụng tiêu chuẩn mạng của thời điểm đó là NetWare.

1993: Windows NT3.1



Ra mắt vào tháng 7 năm 1993, Windows NT được xây dựng dành cho doanh nghiệp hơn là người dùng cuối, nó được chế tạo nằm nâng cao tính ổn định cũng như bảo mật tốt hơn. Windows NT 3.1 hỗ trợ 32 bit thay cho kiến trúc 16 bit trước đó. Tuy là bản đầu tiên của kiến trúc NT nhưng nó vẫn được đặt tên là 3.1 để phù hợp với các bản dành cho khách hàng cá nhân. Windows NT đòi hỏi CPU 80386, 12MB RAM (khuyến cáo 16MB) và ổ cứng có 90MB trống. Sau này thì Microsoft còn tiếp tục với 3 bản NT mới: NT3.5 vào năm 1994, NT 3.51 vào 1995 và 1996 là NT 4.0. Cuối cùng, chúng ta thấy NT chuyển thành Windows 2000.

1995: Windows 95


Windows 95, ra mắt vào tháng 8 năm 1995 đã lần đầu tiên kết hợp Windows và DOS vào một thể duy nhất thay vì cài đặt Windows trên DOS trước đó. Đây cũng là bản Windows dành cho khách hàng gia đình đầu tiên hỗ trợ kiến trúc 32 bit, Windows 95 được xây dựng bởi cả những dòng lệnh 16bit và 32bit. Nó có rất nhiều cải tiến về giao diện đồ họa mà vẫn còn tồn tại đến ngày nay, chẳng hạn như thanh taskbar và Start menu.

Windows 95 ổn định hơn các đàn anh đi trước rất nhiều, nó cũng là hệ điều hành Windows đầu tiên hỗ trợ tiêu chuẩn Plug and Play của Intel và cho phép đặt tên dài hơn 8 ký tự. Về yêu cầu tối thiểu, Windows 95 yêu cầu CPU 80836 DX, 4MB bộ nhớ RAM và ổ cứng 120MB. Tuy nhiên, để chạy mượt thì nên có một bộ xử lý 80486 và 8MB RAM.

Đây là một trong những hệ điều hành đầu tiên có thể kết nối với Internet, ứng dụng chủ yếu được dùng là Microsoft Internet Explorer và MSN Network
Win95 có rất nhiều cải tiến hiện đại và hợp hơn cho người dùng
Nó là hệ điều hành đầu tiên được hỗ trợ kết nối với các loại sóng như Wifi, Bluetooth (ở các bản ra mắt cuối). Nó còn hỗ trợ kết nối USB (vẫn là các bản ra mắt cuối)

1998: Windows 98


Windows 98 là một bước tiến lớn so với Windows 95 nhưng Windows 98 lại không thể làm được điều tương đương. Dù vậy, nó cũng có những thay đổi đáng ghi nhận nhất định, chẳng hạn như hỗ trợ tiêu chuẩn Winsock, (TCP/IP) trực tiếp trong hệ điều hành thay vì cài đặt dưới dạng add-on. Đây cũng là lần đầu tiên Internet Explorer được tích hợp thành một phần của hệ điều hành, một trong những nguyên nhân lớn nhất dẫn đến việc Microsoft lâm vào vụ kiện chống độc quyền của bộ Tư Pháp Mỹ.

Windows 98 cũng hỗ trợ USB tốt hơn Windows 95. Hệ điều hành này ra mắt với 1 tính năng mới là Active Desktop cho phép truyền tải các tập tin trực tuyến về máy nhưng nó có quá nhiều lỗi nên đã bị 
gỡ bỏ trong bản sau. Windows 98 yêu cầu CPU 486DX2 66MHz và 16MB RAM (24MB khuyến cáo) cùng ổ cứng trống 500MB.

2000: Windows 2000


Windows 2000, kẻ kế thừa NT4.0 được ra mắt vào tháng 2/2000 và cũng tập trung vào doanh nghiệp. Windows 2000 có rất nhiều phiên bản khác nhau, bổ sung tính năng của Windows 98 vào Windows 2000 như Internet Explorer và Plug and Play. Windows 2000 cũng hỗ trợ hệ thống mã hóa Encrypting File System và Active Directoty cho doanh nghiệp. Cấu hình yêu cầu của Windows 2000 tùy thuộc vào phiên bản máy chủ hay máy bàn (Windows 2000 Pro). Bản 2000 Pro đòi hỏi CPU Pentium 133MHz, 32MB RAM (khuyến cáo 64MB) và 2GB ổ cứng với 650MB trống.

2000: Windows ME (Milennium Edition)

Được ra mắt vào đầu thiên niên kỷ mới nhưng Windows ME là một trong những thất bại nặng nề nhất của Microsoft với hàng loạt lỗi, thiếu tính tương thích giữa phần cứng và phần mềm, khách hàng gặp trục trặc khi cài đặt.... Nhiều người cho rằng Windows ME không gì khác hơn là một chiêu bài marketing của Microsoft trong nỗ lực kiếm "một thứ gì đó" để bán trong dịp mua sắm của năm 2000. Windows ME đòi hỏi vi xử lý 150MHz, 32MB RAM và 320MB ổ cứng trống để cài đặt. Cấu hình khuyến cáo là 300MHz, 64MB và 2GB ổ cứng. ME là hệ điều hành cuối cùng của Microsoft tích hợp kiến trúc DOS.

2001: Windows XP


Windows XP giới thiệu vào tháng 8/2001 là một bước đột phá lớn của Microsoft xét về nhiều mặt. XP là Windows đầu tiên không sử dụng DOS như là một kiến trúc nền tảng cũng như hỗ trợ cả 32 bit và 64bit bằng 2 phiên bản riêng biệt. XP là sự kết hợp của bản Windows 2000 vốn nặng về tính bảo mật và các bản Windows dành cho người dùng gia đình, kết quả là sản phẩm này ổn định hơn rất nhiều và giao diện cũng tốt hơn hẳn các đàn anh đi trước, nhiều màu sắc hơn, hiện đại hơn. Windows XP ra mắt cùng với những tính năng mới như thay đổi hình nền của Themes, remote desktop điều khiển máy tính từ xa.

Windows có 2 phiên bản chính là Home Edition và Professional. Cho dù được giới thiệu cách đây 9 năm nhưng XP vẫn là một trong những bản Windows được sử dụng nhiều nhất, nó cũng xuất hiện như một tùy chọn khác bên cạnh Windows 7. XP đòi người dùng phải có CPU 233MHz (nên là 300MHz) và 64MB RAM (128MB) cũng như 1,5GB ổ cứng trống.

2006: Windows Vista


Windows Vista ra mắt vào năm 2006 có thể là hệ điều hành bị ghét và chỉ trích nhiều nhất trong tất cả các phiên bản Windows. Sau 5 năm chờ đợi đằng đẵng từ Windows XP, người dùng được chứng kiến một hệ điều hành kém tương thích với phần cứng và không chạy trên các thiết bị cũ, ít nhất là khi Vista mới ra mắt. Vista có 6 phiên bản khác nhau nhưng phổ biến nhất có lẽ là Home Premium. Cấu hình yêu cầu tối thiểu là CPU 1GHz, 1GB bộ nhớ RAM, 15GB ổ cứng và card đồ họa hỗ trợ Aero.

Giao diện người dùng của Vista hoàn toàn khác biệt so với XP. Trên thực tế, Microsoft đã giới thiệu một giao diện mới là Aero cùng hàng loạt các hiệu ứng và cửa sổ trong suốt khác nhau. Ngoài ra, chúng ta còn thấy có khá nhiều tính năng mới như Windows Sidebar, Desktop Gadgeets, Windows Photo Gallery hay cải tiến khả năng tìm kiếm. Có rất nhiều người khó chịu với việc đòi hỏi nhiều tài nguyên của Vista nhưng còn những người thích hệ điều hành này cũng chưa chắc dùng được nó: hầu hết những máy được bán ra với nhãn Vista Capable không thể chạy tất cả các phiên bản Vista mà chỉ có thể dùng bản Basic.

2009: Windows 7


Windows 7 ra mắt vào tháng 10 năm 2009 vẫn giữ lại giao diện Aero nhưng thay vì đưa thêm hàng loạt các hiệu ứng mới, Windows 7 tập trung vào sửa chữa những lỗi lầm từ Vista. Hầu hết những người dùng Vista nâng cấp lên Windows 7 không gặp khó khăn như khi từ XP lên Vista, hệ điều hành này cũng ổn định hơn khá nhiều.

Windows 7 cũng hỗ trợ một số tính năng mới, chẳng hạn như chỉnh sửa taskbar, start menu cùng Aero Peek, Aero Snap và Aero Shake. Một vài tính năng có từ Windows Vista như Photo Gallery và Windows Mail cũng được trang bị trên Windows 7.

Windows 7 cũng ra mắt với khá nhiều phiên bản khác nhau như Home Premium, Windows 7 Professional và Ultimate. Cấu hình cơ bản của Windows 7 khá giống Vista với 1GHz CPU, 1GB RAM, ổ cứng 16GB cho bản 32 bit hoặc 20GB cho 64 bit và tất nhiên là card đồ họa hỗ trợ Aero.

Windows 8 (2012)


Windows 8 bổ sung thêm giao diện người dùng mới là Modern UI được thiết kế theo lối phẳng hóa và tối ưu cho các thao tác chạm bên cạnh giao diện Desktop truyền thống. Khi Windows mới được khởi động, màn hình Start sẽ hiện ra thay cho màn hình Desktop thường thấy. Trên màn hình bắt đầu là các Live Tile của ứng dụng Modern, Live Tile này sẽ liên tục chuyển động để cập nhật thông tin mà người dùng không cần phải mở ứng dụng. Khi nhấn chuột vào một ô Live Tile, ứng dụng Modern sẽ được mở ra dưới dạng toàn màn hình và thường có giao diện tối ưu cho cảm ứng.

Để trở lại giao diện Desktop thông thường và truy cập các ứng dụng Desktop, người dùng cần chọn ô Desktop trên màn hình Start. Tuy nhiên, nút Start trên thanh Taskbar đã bị loại bỏ và không còn Start Menu như những phiên bản Windows trước. Để mở lại màn hình Start, người dùng cần di chuyển chuột vào phía dưới bên trái màn hình.

Tuy nhiên, các ứng dụng Modern chỉ có thể hiển thị khi độ phân giải của màn hình có chiều ngang lớn hơn 1024 và chiều dọc lớn hơn 768 và hoạt động tốt nhất trên màn hình 16:9. Thấp hơn độ phân giải này, ví dụ màn hình có độ phân giải 1024×600 sẽ không thể mở bất cứ ứng dụng Modern nào và chỉ có thể mở được các ứng dụng Desktop truyền thống. Tính năng hiển thị song song hai ứng dụng Modern cũng chỉ hoạt động khi màn hình có độ phân giải 1366×768 trở lên.

Windows 10 (2015)


Windows 10 hài hòa trải nghiệm người dùng với chức năng giữa các lớp thiết bị, và thừa nhận những thiếu sót trong giao diện người dùng của Windows 8 bằng việc quay về với menu Start quen thuộc. Thêm vào đó, nó sở hữu một số tính năng mới như Cortana, Microsoft Edge và Xbox One cho phép kết nối và phát trực tuyến trên PC. Phiên bản lần này được thiết kế một cách tỉ mỉ, chu đáo và phù hợp cho máy tính bảng và máy tính xách tay hybrid.

Hệ sinh thái ứng dụng Windows Runtime đã được sửa thành Universal Windows Platform (UWP). Những ứng dụng dạng universal này được thực hiện để chạy trên nhiều nền tảng và các lớp thiết bị, bao gồm điện thoại thông minh, máy tính bảng, bảng điều khiển Xbox One và các thiết bị tương thích Windows 10 khác. Các ứng dụng Windows chia sẻ mã trên nhiều nền tảng, có thiết kế responsive thích ứng với nhu cầu của thiết bị và đầu vào có sẵn, có thể đồng bộ hóa dữ liệu giữa các thiết bị Windows 10 (bao gồm các thông báo, giấy phép và cho phép các trò chơi chạy trên nhiều nền tảng) và được phân phối thông qua một cửa hàng Windows Store duy nhất. Các nhà phát triển có thể cho phép "mua chéo", trong đó các giấy phép có được khi mua một ứng dụng có thể áp dụng cho tất cả các thiết bị tương thích của người dùng chứ không phải chỉ mua một thiết bị mà họ mua.

Trên Windows 10, Windows Store hoạt động như một cửa hàng thống nhất cho các ứng dụng, Groove Music (trước đây là Xbox Music) và Movies & TV (trước đây là Xbox Video).Windows 10 cũng cho phép các ứng dụng web và phần mềm truyền thống (sử dụng Win32 hoặc .NET Framework) được đóng gói để phân phối trên Windows Store. Phần mềm truyền thống được phân phối qua Windows Store bằng cách đóng gói sử dụng hệ thống App-V để có thể được sử dụng trong hộp cát.

"Task View" là tính năng mới trên Windows 10, cho phép sử dụng nhiều không gian làm việc cùng một lúc. Giao diện người dùng của Windows 10 được thiết kế trước hết để tối ưu hóa trải nghiệm của nó dựa trên loại thiết bị và trình nhập liệu có sẵn, mang đến một "trải nghiệm đúng trên đúng thiết bị và đúng thời điểm." Cho những thiết bị không có màn hình cảm ứng, một biến thể của Menu Start trước kia được sử dụng làm một phần của giao diện người dùng, đem đến cả một danh sách ứng dụng truyền thống cùng một hộp tìm kiếm của phía bên trái, cùng với các Live Tile phong cách Windows 8 ở phía bên phải. Một hệ thống Desktop ảo mới được gọi là "Task View" cũng đã được bổ sung, nháy chuột vào nút Task View trên Thanh tác vụ, nhấn tổ hợp phím Windows + Tab hoặc trượt từ phía bên trái màn hình sang sẽ hiển thị mọi cửa sổ đang mở trên Desktop, cho phép người dùng chuyển giữa các cửa sổ, chia các cửa sổ về hai phía màn hình, hoặc chuyển qua lại các Desktop ảo. 

Windows 10 được ra mắt cùng với DirectX 12;GDC với khả năng tránh cho CPU và card đồ họa bị quá tải. Command Prompt có thêm tính năng ngắt dòng của dữ liệu đầu ra và khả năng để sử dụng các phím tắt như dán (paste) văn bản bằng cách sử dụng tổ hợp phím Ctrl+V

Điểm nhấn của Windows 10 là có thể được cài đặt trên Windows PC, Windows Phone, Windows Embedded và Xbox One, cũng như trên các sản phẩm mới của Microsoft như Surface Hub và HoloLens. Các sản phẩm này có một điểm chung là các ứng dụng và Windows Store có cấu trúc được phát triển trên nền tảng Windows Runtime sẽ giống như Windows 8. Windows 10 cung cấp nhiều tính năng mới, ví dụ như sự xuất hiện của Cortana (trợ lý ảo từng được giới thiệu trên Windows Phone), hệ thống thông báo có thể được đồng bộ trên nhiều thiết bị, tính năng mới của Xbox Live. Windows 10 cũng sẽ ra mắt trình duyệt web mới mang tên Microsoft Edge (tên mã Project Spartan) để thay thế cho Internet Explorer.




Chia sẻ bài viết

Author:

Mong rằng những bài viết được viết và tổng hợp trên blog này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn. Chúc một ngày vui vẻ !

0 comments: