Tìm hiểu về AWS - Amazon Web Services

Bài viết liên quan

Nếu bạn chưa từng nghe đến AWS là gì thì chắc hẳn bạn có phần hơi “thiệt thòi” rồi. Vì trong nền tảng điện toán đám mây hiện nay, đa phần tất cả mọi người đều nghe và hiểu về khái niệm AWS là gì? 

Tuy nhiên, nếu bạn chưa biết cũng không sao. Tất cả khái niệm liên quan đến AWS là gì cũng như những điểm mạnh của AWS so với các nền tảng khác sẽ được trình bày chi tiết trong bài viết này. Bạn hãy chú ý theo dõi nhé.

AWS là gì?
AWS là viết tắt chữ cái đầu của ba từ Amazon Web Services. Đây là con gà đẻ trứng vàng của gã khổng lồ trong ngành thương mại điện tử Amazon. 

AWS là một nền tảng về điện toán đám mây (Cloud Computing) có thể nói là lớn nhất về mặt doanh số đến thời điểm hiện tại. Định nghĩa AWS là gì đơn giản chỉ có vậy thôi. Nhưng để xây dựng được AWS trở thành một nền tảng điện toán đám mây lớn nhất như hiện nay thì các dịch vụ của Amazon đã trải dài trên toàn thế giới. 

Tổng cộng, đến thời điểm hiện tại AWS đã có hơn 175 dịch vụ trên nền tảng của họ. Ví dụ đơn giản nhất để minh chứng cho khái niệm AWS là gì đó là bạn có thể tưởng tượng mình có thể sử dụng một trung tâm dữ liệu với công nghệ điện toán đám mây ở bất cứ đâu trên toàn thế giới. Với AWS nói riêng, khái niệm công nghệ điện toán đám mây không chỉ co cụm trong phạm vi của một quốc gia nữa rồi.

Những điểm mạnh của AWS là gì?
Khái niệm AWS là gì khá đơn giản để hiểu. Bản chất nó chỉ là nền tảng tổng hợp các dịch vụ liên quan đến điên toán đám mây của Amazon. Tuy nhiên, làm thế nào để trở thành người dẫn đầu của thị trường như hiện nay, đó mới chính là vấn đề. 

Vậy điều gì khiến cho AWS có sức hấp dẫn đến như vậy? Người dùng biết đến dịch vụ của AWS là gì nhiều hơn các nền tảng khác. Trong khi thực tế, ngoài AWS ra chúng ta còn gặp nhiều nền tảng điện toán đám mây khác nữa như Microsoft Azure, Google Cloud Platform,... Dưới đây là một số đánh giá về vấn đề này.

+ Thứ nhất, đứng sau AWS là Amazon: Khi bất kỳ ai đó hỏi bạn AWS là gì thì chắc hẳn bạn cũng phần nào đoán được nó có gì đó liên quan đến Amazon. Với thế mạnh về công nghệ của mình, Amazon đã không để cho những đứa con của mình bị thiệt thòi. Ngày này, dịch vụ của AWS vươn rộng khắp nơi trên toàn thế giới.

+ Thứ hai, AWS hỗ trợ nhiều với cộng đồng open source: Trong cộng đồng mã nguồn mở (open source) không ai là không biết đến AWS là gì. Họ đã quá quen thuộc với dịch vụ của nhà cung cấp này. Có thể đây là chiến lược tuyệt vời của Amazon khi hướng đến tiếp cận nhóm cộng đồng này. Bù lại, họ cũng đóng góp những nỗ lực không nhỏ vào sự thành công của AWS.

+ Thứ ba, AWS hỗ trợ khá tốt cho Linux: Tương tự như mã nguồn mở, AWS cũng rất thân thiện với hệ điều hành Linux. Không phải lúc nào người ta cũng chỉ sử dụng Windows Server mà thôi. Hiểu được điều đó nên AWS đã trở thành độc tôn trong lĩnh vực này. Ngày nay, chắc có lẽ không ai dùng hệ điều hành Linux mà chưa từng nghe nói đến AWS là gì.
Như vậy chúng ta có thể thấy, nhờ ba yếu tố cơ bản trên và nhiều lý do khác nữa là người dùng hiện nay biết đến AWS là gì. Mặc dù, nếu so về số lượng dịch vụ, AWS còn thua xa Microsoft Azure khá nhiều. Tuy nhiên, AWS đã lật ngược được thế trận. Người dùng biết đến AWS là gì còn nhiều hơn lượng người sử dụng Microsoft Azure.

Khách hàng sử dụng các dịch vụ của AWS, bao gồm cả Amazon VPS, đều đang được hưởng những rất nhiều lợi ích, cụ thể như:

- An toàn bảo mật: Amazon Web Services là nền tảng công nghệ bảo mật và ổn định với nhiều chứng nhận và kết quả kiểm tra được công nhận trong ngành, như DSS PCI Cấp 1, ISO 27001, FISMA Moderate, FedRAMP, HIPAA và SOC 1 và báo cáo kiểm tra SOC 2.

- Độ sẵn sàng cao: Thời gian hoạt động gần như tối đa 100%.
 
- Hiệu năng: Cung cấp độ trễ thấp, tỷ lệ mất gói thấp và chất lượng mạng tổng thể cao. Bất kể ứng dụng của bạn cần gì, bạn có thể nhanh chóng khởi chạy tài nguyên khi cần, triển khai hàng trăm hay thậm chí hàng nghìn máy chủ trong vài phút.

- Phạm vi toàn cầu: Khi triển khai các ứng dụng và khối lượng công việc lên đám mây, khách hàng có thể linh hoạt trong việc lựa chọn cơ sở hạ tầng công nghệ gần nhất với mục tiêu chính của họ.

- Khả năng mở rộng và linh hoạt: AWS có thể tăng hoặc giảm quy mô ngay lập tức theo nhu cầu của doanh nghiệp, giúp giảm chi phí và cải thiện khả năng đáp ứng nhu cầu từ người dùng của khách hàng. Ngoài ra, khách hàng có thể lựa chọn cách thức và nơi chạy khối lượng công việc một cách linh hoạt.

AWS sử dụng công nghệ ảo hóa VMWare
Với công nghệ ảo hóa VMWare, AWS mang đến cho các tổ chức, doanh nghiệp một cách thức chuyển đổi lên đám mây nhanh chóng và đảm bảo an toàn hơn.

Đồng thời, việc di chuyển trung tâm dữ liệu sang đám mây để sơ tán trung tâm dữ liệu sẽ dễ dàng hơn, phục hồi sau thảm họa và hiện đại hóa ứng dụng một cách nhanh chóng. 
 
Amazon cũng rất hào phóng khi tạo cơ hội cho khách hàng trải nghiệm dịch vụ Amazon VPS miễn phí với thời hạn lên tới 12 tháng, thậm chí là vĩnh viễn. Sau đây, chúng ta sẽ chuyển sang tìm hiểu rõ hơn về dịch vụ Amazon VPS miễn phí nhé.

Dịch vụ Amazon VPS miễn phí
Amazon VPS miễn phí là dịch vụ VPS cao cấp của Amazon mà trong quá trình sử dụng, khách hàng sẽ không phải thanh toán bất cứ khoản phí nào. 
 
Mục đích chính của việc cung cấp Amazon VPS miễn phí là để khách hàng có thể trải nghiệm chất lượng VPS của họ trước khi quyết định dùng lâu dài. Đây là một giải pháp rất hữu ích cho những cá nhân hoặc doanh nghiệp muốn trải nghiệm VPS nhưng không có đủ chi phí.
 
Amazon VPS miễn phí sẽ được cung cấp dưới hình thức là Free Credits, trong đó khách hàng sẽ được dùng thử dạng Free Trial hoặc Free Tier, thời hạn có thể từ 2 tháng đến 1 năm, hoặc luôn miễn phí. Các gói Amazon VPS miễn phí thường có cấu hình Basic 1GB RAM.
 
Để đăng ký Amazon VPS miễn phí, người dùng cần có thẻ VISA hoặc MasterCard để đăng ký. Tuy nhiên, có một vài dịch vụ VPS Free đăng ký đơn giản hơn chỉ cần dùng email hoặc số điện thoại.
Bạn nên lưu ý rằng khi thời gian sử dụng miễn phí hết hạn hoặc lượng sử dụng của ứng dụng vượt quá giới hạn của hình thức miễn phí, bạn sẽ phải trả mức phí dịch vụ tiêu chuẩn, theo mức sử dụng.
 VPS free có thể là con dao hai lưỡi khi bạn muốn phát triển dịch vụ ổn định lâu bền. Thay vào đó, để có thể an tâm hoàn toàn bạn chủ động chọn lựa cho mình một dịch vụ VPS trả phí.

AWS đang có doanh số “khủng” nhất trong ngành
Đọc đến đây thì chắc hẳn mọi người đều hiểu rõ AWS là gì rồi. Một thông tin thú vị nữa là trong quý gần nhất, AWS đã có mức doanh thu lên đến hơn 10 tỷ USD. Với mức doanh thu này đã mang về cho AWS thị phần lên đến 32.6%, bỏ xa Microsoft Azure.

Mức doanh thu này được dự báo là vẫn đang trong đà tăng trưởng. Điều này cũng hoàn toàn dễ hiểu mà thôi. Khi mà nhận thức của người dùng tăng lên, họ biết được AWS là gì và những dịch vụ mà AWS cung cấp mang lại lợi ích gì thì việc sử dụng cũng là điều tất yếu. Thêm việc dịch Covid-19 bùng phát gây ảnh hưởng đến việc kinh doanh, nhu cầu làm việc từ xa tăng cao. 

Cloud PC là một ví dụ điển hình cho trường hợp này. Doanh nghiệp có xu hướng chuyển đổi sang các hình thức làm việc từ xa nhiều hơn trong thời gian gần đây nhằm mục đích đảm bảo an toàn cũng như vẫn duy  hiệu xuất công việc. Và để giải quyết nhu cầu đó, dịch vụ Cloud PC của Viettel IDC chính là tấm vé thông hành cho vấn đề này.

Đừng sử dụng AWS nếu như bạn chưa biết AWS là gì
Sẽ không mất nhiều thời gian để ban hiểu khái niệm AWS là gì. Thậm chí nó rất đơn giản. Nhưng để tạo ra được sự đơn giản đó, để được đông đảo cộng đồng chấp nhận và sử dụng dịch vụ  đúng là AWS thực sự đã làm rất tốt.

AWS đang nỗ lực để ngày càng có nhiều người hơn biết đến dịch vụ của AWS là gì, ngày càng có nhiều người sử dụng dịch vụ của họ. Họ làm điều đó bằng cách nhân rộng phạm vi ảnh hưởng của mình ra toàn thế giới. Và đương nhiên, trong quá trình bành trướng đó chắc chắn họ sẽ tìm kiếm những đối tác để thực hiện điều này.

Nguồn bài viết: Viettel IDC 


Chia sẻ bài viết

Author:

Mong rằng những bài viết được viết và tổng hợp trên blog này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn. Chúc một ngày vui vẻ !

0 comments: