Tổng quan các giải pháp lưu trữ cho doanh nghiệp trong xu hướng chuyển đổi số

Bài viết liên quan

Trải qua bốn cuộc cách mạng công nghiệp lớn, thế giới đã có cho mình những bước tiến quan trọng và đang ghi nhận sự bùng nổ rất lớn về mặt công nghệ. Đặc biệt, khái niệm về “chuyển đổi số” đã và đang trở nên vô cùng quen thuộc trong cuộc sống hàng ngày.

Chuyển đổi số không còn là sự lựa chọn mà đang trở thành xu hướng phát triển tất yếu để doanh nghiệp có thể thực sự đứng vững trước những thay đổi lớn trong sự phát triển công nghệ hiện nay.
 
Để áp dụng thực tiễn chuyển đổi số trong thời đại này, việc đầu tiên mà các doanh nghiệp cần làm là lựa chọn phương pháp lưu trữ dữ liệu tốt nhất cho mình. Những dữ liệu này không phải đơn thuần chỉ là thông tin cơ bản mà còn là những dữ liệu độc quyền, tài sản vô giá của mỗi doanh nghiệp.

Việc xác định nơi lưu trữ dữ liệu ở đâu thực sự là quyết định khó khăn đối với doanh nghiệp. Để đưa ra quyết định tốt nhất, các công ty cần cân nhắc lợi ích của các giải pháp on-premises với off-premise và các tùy chọn dựa trên công nghệ đám mây khác nhau.

Bài viết dưới đây sẽ giúp một phần nào đó cho các doanh nghiệp có thể lựa chọn phương pháp lưu trữ dữ liệu phù hơp, an toàn hơn trong xu thế chuyển đổi số hiện tại.

1. Phương pháp lưu trữ tại chỗ
Lưu trữ tại chỗ là phương pháp lưu trữ dữ liệu gốc. Thông thường, các dữ liệu trên máy chủ được sở hữu và quản lý bởi chính tổ chức đó. Đối với các công ty lớn hơn, các máy chủ này có thể được đặt trong một trung tâm dữ liệu riêng, nhưng hầu hết phần lớn các máy được đặt trong một phòng dữ liệu dành riêng tại văn phòng.

Khi áp dụng phương pháp lưu trữ tại chỗ, các doanh nghiệp phải có trách nhiệm xây dựng và giám sát cơ sở hạ tầng CNTT lưu trữ. Doanh nghiệp sẽ có quyền kiểm soát lớn nhất mà một doanh nghiệp có thể có đối với network và data của mình, đồng thời cũng phải chịu trách nhiệm quản lý tất cả hệ thống lưu trữ bao gồm thay thế và cập nhật liên tục thiết bị lưu trữ dữ liệu tại chỗ.

Ngoài những ưu điểm của phương pháp lưu trữ tại chỗ, thì cũng có một vài nhược điểm và khó khăn trong quá trình sử dụng phương pháp này: Khó mở rộng, nếu muốn mở rộng thì doanh nghiệp cần mua thêm thiết bị tốn chi phí thiết bị và vận hành.

2. Phương pháp thuê vị trí (Collocation)
Nhiều tổ chức vẫn muốn lưu trữ dữ liệu quý giá của mình trên thiết bị mà họ sở hữu và kiểm soát, nhưng họ không có khả năng chuyên môn tự mình giải quyết những sự cố phát sinh liên quan đến thiết bị.

Ngoài ra, việc phải giảm thiểu tối đa các chi phí liên quan đến điện và hệ thống làm mát, việc triển khai các dịch vụ/tính năng mới vào cơ sở hạ tầng CNTT tốn thời gian có thể là thách thức đối với doanh nghiệp nếu họ tự triển khai hạ tầng lưu trữ.

Bằng cách thuê ngoài trung tâm dữ liệu, các doanh nghiệp vừa có thể đạt được những lợi ích về tính linh hoạt của một trung tâm dữ liệu trong khi vẫn giữ quyền kiểm soát hoàn toàn dữ liệu của mình. 

Các tùy chọn kết nối của các trung tâm dữ liệu cho phép doanh nghiệp dễ dàng kết hợp các tính năng mới vào cơ sở hạ tầng mạng. Với các biện pháp bảo mật mạnh mẽ, doanh nghiệp sẽ được thừa hưởng từ nhà cung cấp thay vì phải tự mình triển khai. Nhà cung cấp cũng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp 24/7 giải quyết mọi sự cố bất ngờ xảy ra.

3. Phương pháp sử dụng Public Cloud
Trong trường hợp các doanh nghiệp vừa và nhỏ không có khả năng hoặc không muốn đầu tư vào phần cứng đắt tiền để lưu trữ dữ liệu thì việc lựa chọn sử dụng Public Cloud giúp doanh nghiệp trở nên linh hoạt hơn. Các giải pháp public cloud có khả năng mở rộng khá cao, dễ dàng cung cấp nhiều tài nguyên lưu trữ hoặc tính toán hơn theo nhu cầu.

Khả năng truy cập dễ dàng của đám mây cũng cho phép nhân viên sử dụng dữ liệu từ hầu hết mọi nơi, đây là một lợi ích rất lớn cho các doanh nghệp có lực lượng lao động từ xa. Giải pháp public cloud cũng trao quyền cho các chiến lược edge computing được sử dụng bởi các công ty trong thị trường IoT, giúp họ mở rộng mạng lưới của mình vào các khu vực khó tiếp cận và giảm thiểu độ trễ.

4. Phương pháp sử dụng Private Cloud
Phương pháp Private Cloud sở hữu những ưu điểm của Public Cloud nhưng độ bảo mật cao hơn. Chính vì thế, việc lựa chọn Private Cloud là lựa chọn an toàn hơn hết. Private Cloud được triển khai thông qua một trung tâm ảo hóa cung cấp mức độ bảo mật cao hơn nhiều, đặc biệt là khi kết hợp với các giao thức mã hóa.

Máy chủ ảo hóa có thể cung cấp tất cả các lợi ích của thiết bị vật lý mà lại dễ bảo trì hơn nhiều. Các phương pháp tiếp cận mới như hybrid và multi-cloud, có thể lưu trữ dữ liệu nhạy cảm trong các private cloud an toàn trong khi vẫn tận dụng được sức mạnh tính toán của các dịch vụ public cloud.
Như vậy, bảo mật dữ liệu và tính sẵn sàng là hai yếu tố quan trọng hơn bao giờ hết đối với doanh nghiệp trong thời đại chuyển đổi số. Bằng các phương pháp thực tế, doanh nghiệp cần đánh giá kỹ lưỡng, xác định nhu cầu và mục tiêu trong tương lai để lựa chọn phương pháp lưu trữ tối ưu, phù hợp với mình.

Nguồn bài viết: Viettel IDC


Chia sẻ bài viết

Author:

Mong rằng những bài viết được viết và tổng hợp trên blog này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn. Chúc một ngày vui vẻ !

0 comments: