Private Cloud - Mô hình điện toán đám mây dành cho các doanh nghiệp lớn

Bài viết liên quan

Private Cloud là một trong ba mô hình điện toán đám mây đang được các doanh nghiệp ngày nay áp dụng. Với Private Cloud, doanh nghiệp sẽ được sử dụng một hệ thống máy chủ ảo dùng riêng và kết hợp vớ công nghệ điện toán đám mây (Cloud Computing). 


Điện toán đám mây với hình thức Private Cloud là gì?
Điện toán đám mây là một hệ thống gồm các máy chủ ảo được triển khai công nghệ điện toán đám mây (Cloud Computing). Dựa trên các nhu cầu khác nhau của người dùng, điện toán đám mây được chia thành ba dạng chính: Public Cloud, Private Cloud và Hybrid Cloud

Trong nội dung bài chia sẻ này, chúng tôi sẽ tập trung giới thiệu về mô hình điện toán đám mây theo hình thức Private Cloud để các bạn tiện theo dõi. Vậy Private Cloud là gì? Giống như mô hình điện toán đám mây chung, Private Cloud cũng được triển khai trên hệ thống các máy chủ ảo kết hợp với công nghệ điện toán đám mây. Chỉ khác là, với Private Cloud, đây là các máy chủ ảo riêng biệt. Nó chỉ được sử dụng cho một doanh nghiệp duy nhất, không dùng chung.

Việc chuyên biệt hoá như vậy khiến cho Private Cloud trở thành một mô hình điện toán đám mây có tính bảo mật và độc lập cao hơn hẳn hai hình thức kia. Vì thế mà nó thường được lựa chọn bởi những doanh nghiệp lớn, với lượng dữ liệu quan trọng.

Ưu nhược điểm của hình thức Private Cloud
Mọi thứ đều có hai mặt của nó và Private Cloud cũng vậy. Về bản chất Private Cloud vẫn mang đặc tính của một mô hình điện toán đám mây. Do đó nó cũng được thừa hưởng những lợi ích của một mô hình Cloud Computing như hiệu năng, tính bảo mật, tính mở rộng,... 

Tuy nhiên, chúng ta hãy cùng xem nó có những ưu nhược điểm gì so với hai hình thức kia nhé.

Ưu điểm
+ Bảo mật: Nói đến Private Cloud nghĩa là việc bạn sở hữu những máy chủ ảo cho riêng mình. Sẽ không ai có quyền tiếp cận đến nó ngoại trừ bạn. Do vậy, không cần nói chắc chúng ta cũng sẽ hiệu Private Cloud có độ bảo mật hơn hẳn hai hình thức kia rồi.

+ Chủ động: Với Private Cloud, bạn được toàn quyền sử dụng. Điều này khiến bạn không bị phụ thuộc vào các bên thứ ba. Bạn có thể xây dựng cơ chế nâng cấp, quản lý,... theo sở thích và kế hoạch của riêng mình.

Nhược điểm
+ Tốn kém chi phí: Việc sở hữu riêng cho mình một hệ thống điện toán đám mây theo hình thức Private Cloud cũng đồng nghĩa với việc bạn sẽ không cho ai dùng chung cả. Do đó, về một khía cạnh nào đó mức độ đầu tư cho hình thức này sẽ tương đối lớn. Chưa kể đến việc nếu bạn tự xây dựng Private Cloud riêng, bạn còn cần phải đầu tư nhiều cơ sở hạ tầng như tường lửa,...

+ Khó khăn khi triển khai: Chủ động là vậy nhưng không phải doanh nghiệp nào cũng có thể triển khai mô hình điện toán đám mây theo hình thức này được. Nó giống với việc bạn xây dựng một hệ thống riêng, độc lập hoàn toàn cho doanh nghiệp mình vậy. Nó đòi hỏi vai trò cũng như những kỹ năng cao từ người quản trị và những người vận hành hệ thống.

Các hình thức triển khai mô hình điện toán đám mây theo Private Cloud
Với mô hình điện toán đám mây theo hình thức Private Cloud, sẽ có hai dạng chúng ta thường thấy có thể triển khai như sau:

Private Cloud theo dạng tự triển khai
Nghĩa là bạn sẽ tự xây dựng trên một cụm máy chủ của riêng bạn, đặt tại công ty bạn và sử dụng công nghệ điện toán đám mây. Nghe thì đơn giản vậy thôi những triển khai mô hình điện toán đám mây theo hình thức này khá vất vả và tốn kém. Chính vì thế mà thường nó chỉ áp dụng cho các đơn vị về tài chính như ngân hàng, tổ chức tín dụng,...

Nếu như bạn đang có sẵn một hạ tầng máy chủ rồi thì nên triển khai mô hình điện toán đám mây theo hình thức này. Như vậy, bạn vừa có thể tận dụng được hạ tầng máy chủ sẵn có, vừa tạo cho mình một mô hình điện toán đám mây chuyên biệt. Hoặc giả sử như bạn có ý định đầu tư một mô hình điện toán đám mây như vậy ngay từ đầu thì có thể bắt đầu với nó. Còn nếu không, lời khuyên ho bạn là có thể sử dụng mô hình điện toán đám mây theo hình thức thuê Private Cloud riêng.

Thuê Private Cloud
Lưu ý là mặc dù định nghĩa là thuê Private Cloud nhưng về cơ bản, bạn vẫn sở hữu một mô hình điện toán đám mây của riêng mình. Nói nôm na nó giống với việc bạn tự triển khai vậy. Chỉ khác là thay vì bạn đầu tư toàn bộ thì bạn thuê hạ tầng của một bên thứ ba như Viettel IDC và triển khai mô hình điện toán đám mây trên đó.

Việc thuê này giúp giải quyết triệt để các điểm yếu về vấn đề đầu tư như chúng tôi có đề cập ở bên trên. Tuỳ vào nhu cầu và tài chính mà nó vẫn đáp ứng được phần lớn những yêu cầu từ người dùng.

Private Cloud - Mô hình điện toán đám mây dành cho các doanh nghiệp lớn
Xét về mặt đầu tư chi phí thì mô hình điện toán đám mây theo hình thức này phần nào hướng đến những doanh nghiệp lớn. Bởi lẽ, dữ liệu đối với những doanh nghiệp dạng này giống như huyết mạch vậy. Họ cần những hình thức bảo mật an toàn tuyệt đối. 
Nguồn bài viết: Viettel IDC 


Chia sẻ bài viết

Author:

Mong rằng những bài viết được viết và tổng hợp trên blog này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn. Chúc một ngày vui vẻ !

0 comments: