Tìm hiểu về CDN - Mạng phân phối nội dung (Content Delivey Network)

Bài viết liên quan

1. Dịch vụ CDN là gì? 
Mạng phân phối nội dung CDN (Content Delivery Network) là giải pháp tăng chất lượng, khả năng đáp ứng truy cập của website và dịch vụ nội dung số: Web caching, VOD streaming, Live Streaming, Http download...Với hệ thống máy chủ được đặt tại nhiều nơi khác nhau, giúp tối ưu tốc độ website cho người truy cập, cải thiện chất lượng website.


CDN nhằm giải quyết việc vận hành quá tải của các hệ thống máy chủ, giảm tải cho các máy chủ vận hành chính hệ thống, với tính năng lưu trữ và phân tải các dữ liệu tĩnh, ít thay đổi như: hình ảnh, video clip, mã nguồn, css, tại các máy chủ được đặt ở khắp nơi trên thế giới. 

CDN có thể được hiểu là một hệ thống máy chủ được đặt ở nhiều nơi khác nhau, chứa những bản sao dữ liệu nội dung website trong hệ thống và khi người dùng truy cập vào website, hệ thống sẽ tự động kết nối với máy chủ gần với người dùng nhất. Ví dụ, máy chủ của website ở châu Âu nhưng khi một người dùng Việt Nam truy cập, thì dữ liệu mà người dùng Việt nhận được là bản sao của máy chủ gốc được lưu trữ ở những máy chủ CDN ở Việt Nam hoặc trong khu vực Đông Nam Á, nơi có thể kết nối gần nhất với người dùng.

2. Vì sao cần đến dịch vụ CDN?
Mạng phân phối nội dung CDN ra đời giúp giải quyết tình trạng "thắt nút cổ chai" giữa client và server (khách - máy chủ). Các nhà cung cấp đã tạo ra một hệ thống mạng liên kết (network link) gồm nhiều máy chủ có data giống nhau và đồng bộ, được đặt ở nhiều nơi khác nhau. Những máy chủ này được gọi là cache server hay Replica Server.

CDN giúp cải thiện tốc độ từ user đến server, cải thiện tối đa tốc độ load dữ liệu. Ngoài mục đích nâng cao băng thông, CDN có nhiều server dự phòng (backup server) giúp giảm thời gian downtime xuống tối đa, khi có một server gặp sự cố thì các server khác có thể thay nhau hoạt động ngay lập tức.

3. Lợi ích của giải pháp CDN với doanh nghiệp
Mạng phân phối nội dung CDN giúp nâng cao chất lượng và tăng khả năng đáp ứng truy cập dịch vụ nội dung số. Sử dụng giải pháp CDN giúp doanh nghiệp:

- Giảm tải hệ thống máy chủ vận hành chính: Các file tĩnh được bố trí trên các cụm máy chủ phân phối, giúp giảm tải máy chủ chính.

- Cải thiện tốc độ truy cập website từ bất kỳ nơi đâu: Cơ chế xác định vị trí máy chủ gần nhất so với client, giúp việc truyền tải dữ liệu được thực hiện nhanh hơn, tốc độ truy xuất nhanh hơn dù ở bất kỳ đâu.

- Tăng vị trí xếp hạng website - Google Ranking, cải thiện vị trí tìm kiếm: Google ưu tiên các website có tốc độ truy xuất cao hơn so với các website khác. Việc cải thiện tốc độ giúp website có ranking cao hơn và có lợi thế kinh doanh cao hơn so với các đối thủ.

- CDN tương thích với các loại mã nguồn thông dụng: Wordpress, joomla, drupal, magento.

- Mở rộng phạm vi truy cập website, tăng hiệu quả kinh doanh.

- Tiết kiệm chi phí đầu tư hệ thống máy chủ

- Chi trả theo lưu lượng băng thông sử dụng.

4. Lợi ích của CDN với người dùng cuối
- Tiết kiệm băng thông

- Tăng tốc độ truy cập website, load nội dung nhanh, giảm thiểu độ trễ, giật hình khi truy cập và xem các website movies, video clip, TVC, streaming...
5. Công nghệ CDN
Sử dụng công nghệ CDN cho phép chuyển nhanh các nội dung cần thiết bao gồm các trang HTML, tệp javascript, hình ảnh và video,... Để hiểu rõ hơn về công nghệ CDN là gì, bạn hãy thử hình dung đến cách thức hoạt động hàng ngày của Internet. Giả sử khi chưa biết công nghệ CDN là gì, bạn xem một video trực tuyến trên máy tính của mình. Trong một số trường hợp khi lượng truy cập quá lớn, hoặc sự cố đường truyền mạng xảy ra thì bạn sẽ gặp tình trạng “nghẽn mạng”.

CDN sẽ giúp giải quyết vấn đề này. Khi hệ thống của bạn có một lượng truy cập đủ lớn hoặc hệ thống chuyên về truyền tải các định dạng video,... CDN lúc này sẽ giúp điều phối lượng truy cập cho hệ thống. Thay vì tất cả truy cập đều tập trung vào chỉ một hoặc một cụm máy chủ thì nó sẽ phân tải ra cho nhiều cụm máy chủ khác.

Điều này sẽ giảm tải cho cụm máy chủ gốc để tránh việc nghẽn mạng. Và ngày nay phần lớn lưu lượng truy cập web được phục vụ thông qua CDN. Trong đó có thể kể đến lưu lượng truy cập từ các trang web lớn như Facebook, Netflix và Amazon,...

CDN có giống như một máy chủ web hay không?
Máy chủ web là một hệ thống giúp bạn lưu trữ nội dụng của Website trên đó. Tuy nhiên, CDN thì lại không lưu trữ nội dung. Và đương nhiên, mục đích tạo ra CDN cũng không phải là để nó thay thế nhu cầu lưu trữ web. Mục đích của CDN là giúp cải thiện hiệu suất trang web của chúng ta.

Để làm được điều đó thì CDN lưu trữ nội dung ở biên mạng. Ngoài ra, công nghệ CDN còn sử dụng bộ nhớ đệm để giảm băng thông lưu trữ. Điều này giúp tránh gián đoạn dịch vụ và cải thiện bảo mật. Đó là lý do tại sao CDN là một lựa chọn phổ biến để giảm bớt một số vấn đề vẫn còn tồn tại với việc sử dụng các hệ thống máy chủ web truyền thống.

Công nghệ CDN hoạt động như thế nào?
CDN là một mạng lưới các máy chủ được liên kết với nhau. Để cải thiện tốc độ và kết nối, CDN sẽ đặt các máy chủ tại các điểm trao đổi giữa các mạng khác nhau.

Các điểm trao đổi Internet (IXP) này chính là các địa điểm giao nhau mà các nhà cung cấp Internet kết nối để cung cấp cho nhau quyền truy cập bắt nguồn từ các mạng khác nhau của họ. Bằng cách có kết nối đến các địa điểm có tốc độ cao và có tính kết nối cao này, nhà cung cấp CDN có thể giảm chi phí và thời gian chuyển dữ liệu trong việc phân phối dữ liệu tốc độ cao.

Công nghệ CDN cải thiện thời gian tải trang như thế nào?
Các dịch vụ CDN có thể giúp giảm thời gian tải theo những cách sau:

+ Bản chất của CDN có nghĩa là giảm khoảng cách giữa người dùng và tài nguyên trang web. Thay vì phải kết nối với bất kỳ nơi nào mà máy chủ gốc của trang web có thể hoạt động, CDN cho phép người dùng kết nối với trung tâm dữ liệu gần hơn về mặt địa lý. Thời gian di chuyển ít hơn có nghĩa là dịch vụ nhanh hơn.

+ Thông qua công nghệ CDN, nó giúp tối ưu hóa phần cứng và phần mềm. Từ đó có thể giúp dữ liệu đến tay người dùng nhanh hơn.

+ CDN có thể giảm lượng dữ liệu được truyền đi bằng cách giảm kích thước tệp. Kích thước tệp nhỏ hơn có nghĩa là thời gian tải nhanh hơn và ngược lại.

+ CDN cũng có thể tăng tốc các trang web sử dụng chứng chỉ TLS/SSL bằng cách tối ưu hóa việc tái sử dụng kết nối này. Điều này cũng góp phần cải thiện đáng kể thời gian tải trang của Website.

Kết luận
Việc hiểu được công nghệ CDN là gì sẽ giúp bạn có những chiến lược đúng đắn cho Website của mình. Có thể coi công nghệ CDN như là một sự gia cố để nâng cao hiệu suất cho Website của bạn. Lưu ý rằng CDN sẽ không thay thế cho các hình thức máy chủ web truyền thống hiện nay.
Hãy chỉ nên sử dụng CDN khi bạn có một Website với một lượng truy cập lớn. Hoặc khi bạn cần phải chú trọng nhiều đến tốc độ của trang web.
Nguồn bài viết: Viettel IDC 


Chia sẻ bài viết

Author:

Mong rằng những bài viết được viết và tổng hợp trên blog này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn. Chúc một ngày vui vẻ !

0 comments: