Tìm hiểu về NAT - Network Attached Storage

Bài viết liên quan

NAS là gì? Liệu rằng NAS có bị thay thế hoàn toàn bởi Cloud Storage hay không?

Nhắc đến khái niệm lưu trữ và tập trung hoá dữ liệu thì chúng ta không thể không nhắc đến NAS.
Trước khi tìm hiểu về khái niệm NAS là gì, chúng ta sẽ nói về tầm quan trọng của dữ liệu đối với hoạt động của doanh nghiệp nhé. Có thể nói dữ liệu được xem là tài sản quan trọng đối với các doanh nghiệp. Nếu không có quyền truy cập vào dữ liệu, điều này đồng nghĩa với việc không thể cung cấp cho khách hàng của họ những dịch vụ như cam kết được. Dịch vụ khách hàng kém, kéo theo đó là việc giảm doanh số bán hàng và hoạt động trở nên trì trệ hơn.

Chính vì điều này là động lực để khái niệm NAS là gì được ra đời. NAS là từ viết tắt của cụm từ tiếng Anh Network Attached Storage: lưu trữ dữ liệu vào thiết bị lưu trữ thông qua mạng IP. Khi tìm hiểu về NAS là gì, bạn chỉ cần nhớ mục đích chính của nó là tập trung hóa toàn bộ dữ liệu của người dùng lại một nơi để tiện cho việc quản lý.

Nếu như trước đây, bạn luôn luôn cần phải truy cập vào máy tính hoặc thiết bị thì mới có thể lấy được dữ liệu. Nhưng bây giờ với NAS thì mọi chuyện đã khác. Hiểu được cách thức vận hành của NAS là gì, xây dựng cho doanh nghiệp của mình một hệ thống NAS riêng thì cho dù bạn ra khỏi văn phòng vẫn có thể truy cập được dữ liệu một cách dễ dàng.

Thậm chí, trước khi biết đến NAS là gì, các doanh nghiệp phải cấu hình và quản lý hàng trăm, thậm chí hàng nghìn máy chủ lưu trữ rời rạc. Giờ đây, khi đã biết và hiểu NAS là gì rồi, mọi thứ được tối giản đi rất nhiều. Ngoài NAS ra thì bạn sẽ gặp phải một số giải pháp tương tự khác nữa như DAS hay SAN có thể xem bài viết so sánh chúng tại đây.

Tầm quan trọng của NAS là gì?
+ Tính tiện lợi: Khi tìm hiểu NAS là gì thì bạn sẽ thấy nó cho phép người dùng trong doanh nghiệp có thể cộng tác và chia sẻ dữ liệu hiệu quả hơn. Thay vì mọi người lưu trữ dữ liệu trên máy tính cá nhân khiến nó trở nên khó quản lý thì giờ đây, với NAS dữ liệu sẽ được lưu trữ tập trung. Hơn nữa, trong những thời điểm làm việc từ xa khi đại dịch Covid-19 xảy ra như thế này, NAS cũng phát huy tối đa tác dụng mà nó mang lại. Bạn sẽ cảm thấy hối tiếc khi không tìm hiểu về NAS là gì sớm hơn trong những trường hợp như này. NAS kết nối với bộ định tuyến không dây, giúp cho bạn có thể dễ dàng truy cập các tệp và thư mục từ bất kỳ thiết bị nào được kết nối mạng. Các tổ chức thường triển khai môi trường NAS làm nền tảng cho Private Cloud.

+ Sự đa dạng: Một yếu tố khác bạn nên biết khi tìm hiểu NAS là gì đó là sự đa dạng của nó. Có những sản phẩm NAS được thiết kế để sử dụng trong các doanh nghiệp lớn. Nhưng cũng có những sản phẩm dành cho doanh nghiệp nhỏ. Điều này khiến NAS trở nên phù hợp hơn và dễ tiếp cận hơn với các doanh nghiệp hiện nay.

Nên sử dụng NAS hay Cloud Storage?
Về công nghệ lưu trữ, ngoài NAS, DAS hay SAN ra thì chúng ta sẽ thường xuyên bắt gặp một công nghệ nữa gọi là Cloud Storage. Không khó như khi tìm hiểu về NAS là gì, Cloud Storage là một giải pháp lưu trữ trên đám mây. Như vậy, so với NAS thì Cloud Storage cũng có những ưu và nhược điểm riêng của nó.

Cả hai giải pháp này đều hướng đến việc lưu trữ dữ liệu tâp trung. Từ đó mang đến những sự tiện lợi hơn trong việc quản lý và chia sẻ dữ liệu giữa các người dùng với nhau. Tuy nhiên, với Cloud Storage, dữ liệu được lưu trữ hoàn toàn trên hạ tầng Cloud. Điều này làm hạn chế đến mức tối đa việc mất mát dữ liệu có thể xảy đến do virus hoặc các cuộc tấn công mạng hiện nay. Đương nhiên, khi tìm hiểu về NAS là gì, bạn sẽ không thấy được tính năng này bên trong nó.

Hơn nữa, việc đầu tư một hệ thống NAS mặc dù không quá tốn kém nhưng tuy nhiên nó cũng được tính là một khoản đầu tư lớn ngay ban đầu. Thay vào đó, sử dụng Cloud Storage, người dùng sẽ chỉ bị tính phí dựa trên dung lượng họ sử dụng mà thôi. Điều đó có nghĩa là doanh nghiệp bạn sử dụng bao nhiêu thì sẽ trả tiền bấy nhiêu. Và đương nhiên, bạn hoàn toàn có thể mở rộng nó mỗi khi cần.

Liệu rằng Cloud Storage có thể thay thế hoàn toàn NAS?
Câu trả lời là không. Có thể thị phần của NAS sẽ dần bị chiếm lĩnh bởi Cloud Storage. Tuy nhiên để bị “nuốt trọn” thì điều này sẽ khó xảy ra. Bởi lẽ, trong thực tế sẽ có những hệ thống, việc sử dụng các hệ thống NAS sẽ luôn là vấn đề được ưu tiên hàng đầu.

Đó là các hệ thống về tài chính như ngân hàng, các tổ chức tín dụng. Hoặc quan trọng hơn nữa là các hệ thống của cơ quan nhà nước liên quan đến các dữ liệu mật chẳng hạn. Lúc này, việc sử dụng Cloud Storage tuy là an toàn nhưng nó vẫn không hoàn toàn phù hợp. 
Nguồn bài viết: Viettel IDC 


Chia sẻ bài viết

Author:

Mong rằng những bài viết được viết và tổng hợp trên blog này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn. Chúc một ngày vui vẻ !

0 comments: