Xây dựng Cloud Server đơn giản cho người mới

Bài viết liên quan

Dịch vụ Cloud Server là một trong những nền tảng công nghệ đã được nhiều cá nhân, doanh nghiệp sử dụng hiện nay. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu cách xây dựng Cloud Server với các thông số kỹ thuật, tài nguyên phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng của bản thân thì hãy  tìm hiểu kỹ hơn thông qua nội dung bên dưới nhé!


Tổng quan về dịch vụ Private Cloud
Trong bài này, sẽ hướng dẫn bạn cách xây dựng Cloud Server dưới hình thức Private (đám mây cá nhân). Đây là mô hình đám mây sẽ mang lại cho bạn độ bảo mật cao và tính riêng tư tốt nhất, giúp bạn có thể bảo vệ thông tin của bản thân một cách hiệu quả tối đa.

Hiện nay, các dịch vụ Private Cloud đang được rất nhiều người, rất nhiều doanh nghiệp sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, nhờ vào các ưu điểm sau:

Hiệu suất cao
Việc triển khai các dịch vụ Cloud Private sẽ tạo ra các nhóm tài nguyên phần cứng chuyên dụng và hiệu suất cao, đảm bảo khả năng tính toán dữ liệu và độ ổn định cao cho các nguồn tài nguyên trọng yếu, do đó đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Một ví dụ điển hình là khi chúng ta cần vận hành một hệ thống cơ sở dữ liệu database lớn và cần quyền truy cập trực tiếp với các lớp phần cứng bên dưới, điều này sẽ không hoạt động tốt trên các nền tảng Public Cloud thông thường. 
 
Do đó, nhiều doanh nghiệp tìm hiểu và muốn tự xây dựng Cloud Server cho bản thân là điều đương nhiên.

Phù hợp với định hướng kinh doanh của nhiều doanh nghiệp
Việc sử dụng các dịch vụ đám mây riêng tư có thể sẽ phù hợp với nhiều doanh nghiệp. Đôi khi, các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ Private Cloud lại sẽ tối ưu hóa chi phí cho bản thân doanh nghiệp đó một cách tốt hơn, thông qua 2 cách:

    - Các chi phí ẩn liên quan đến các hệ thống phần cứng và phần mềm bên trong doanh nghiệp công ty, có thể được tận dụng để khai phá triệt để tác dụng của nó cho một dịch vụ Private Cloud. Đó là lý do các doanh nghiệp tìm đến việc xây dựng Cloud Server cho mình.

      - Nếu doanh nghiệp lựa chọn sử dụng Public Cloud thì khi sử dụng nhiều, mức chi phí cho dịch vụ này có thể cao hơn việc tự xây dựng Cloud Server cho mình. Mặc dù các dịch vụ Public Cloud có thể sẽ có chi phí rẻ hơn, nhưng khi doanh nghiệp phát triển tới một mức độ nhất định, hệ thống này sẽ tốn kém hơn việc tự xây dựng Cloud Server (với hình thức Private Cloud) trong doanh nghiệp rất nhiều.

Cách xây dựng Cloud Server cho doanh nghiệp
Bây giờ, chúng ta hãy đi vào phần chính của bài viết: tìm hiểu quy trình xây dựng Cloud Server.

1. Xác định mục đích khi tự xây dựng Cloud Server
Trước khi tự xây dựng Cloud Server, điều quan trọng đầu tiên là bạn cần biết được các yêu cầu về kinh doanh, các quy định của doanh nghiệp về bảo mật thông tin dữ liệu cũng như các thông tin khác về vận hành doanh nghiệp. Điều này sẽ giúp bạn có thể xây dựng Cloud Server theo đúng hướng và phù hợp với doanh nghiệp hơn.

2. Xác định công việc mà dịch vụ Private Cloud sẽ xử lý
Tiếp đó, trong quá trình xây dựng Cloud Server, bạn cũng cần phải biết những công việc nào sẽ được hoạt động và chạy trên nền tảng đám mây, và những công việc nào sẽ hoạt động theo phương pháp truyền thống như trước giờ. Điều này giúp bạn có thể phân chia khối lượng công việc, dữ liệu lên máy chủ một cách phù hợp.

3. Chọn phần cứng & phần mềm
Khi xây dựng Cloud Server, điều quan trọng là bạn cần phải chọn được phần cứng và phần mềm sao cho phù hợp với doanh nghiệp của mình. Dựa vào khối lượng công việc cần xử lý, bạn có thể chọn ra thông số cho phần cứng phù hợp.
 
Về phần mềm, bạn cần quyết định là mình cần mua bản quyền phần mềm trả phí hay không, hay là sử dụng các phần mềm mã nguồn mở miễn phí

4. Xác định cấu trúc mạng & bảo mật
Ở bước 4 trong quá trình xây dựng Cloud Server, bạn cần xác định rằng mô hình network của bạn sẽ hoạt động trên nền tảng đám mây riêng tư, và từ đó lên cấu hình network vật lý cho nó. Đồng thời, bạn cần xác định kế hoạch quản lý định danh và truy cập trước đó.

5. Cơ chế và quy trình, công cụ quản lý
Bạn cần xác định trước về mô hình quản lý dịch vụ, các công cụ và quy trình cần thiết trong việc quản lý mô hình đám mây của mình. Các yếu tố này bao gồm các hoạt động giám sát, cơ sở hạ tầng vật lý như mạng, nguồn điện…

6. Triển khai và kiểm tra nếu cần
Vậy là bạn đã hoàn thành sơ bộ các bước cần thiết để xây dựng Cloud Server. Bây giờ, bạn có thể triển khai mô hình đám mây của bạn. Sau đó, bạn có thể test lại các quy trình quản lý để kiểm tra xem bạn đã đáp ứng các yêu cầu, chuẩn bị đầy đủ các vấn đề liên quan đến bảo  mật hay chưa.

Tổng kết
Trên đây là quy trình xây dựng Cloud Server dành cho cá nhân và doanh nghiệp, hy vọng bạn đã hiểu hơn về quy trình này.

Nguồn bài viết: Viettel IDC 


Chia sẻ bài viết

Author:

Mong rằng những bài viết được viết và tổng hợp trên blog này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn. Chúc một ngày vui vẻ !

0 comments: