Phân loại điện trở theo cấu tạo và kích thước

Bài viết liên quan


Điện trở (R) là linh kiện cơ bản nhất và thường được sử dụng trong tất cả các mạch điện tử. Có rất nhiều các loại điện trở với các giá trị quy định sẵn và chúng được thiết kế từ những loại rất nhỏ để dán, cho đến loại có chân cắm và những loại lớn hơn nữa.

Điện trở trong các mạch điện tử có nhiệm vụ chính là cản trở dòng điện. Điện trở cũng có thể được kết hợp với nhau bằng cách mắc nối tiếp hoặc song song hoặc kết hợp để chia áp, một số loại điện trở có thể tùy chỉnh bằng tay. Điện trở được gọi là một linh kiện thụ động. Có nghĩa là chúng không chứa nguồn điện, khuếch đại,… mà nó chỉ làm giảm điện áp hoặc tín hiệu dòng đi qua nó. Hay nói cách khác nó không cần đến nguồn điện mà vẫn có thể thực hiện được chức năng của nó.

Hầu hết các loại điện trở là thiết bị tuyến tính bởi chúng tuân theo định luật Ohm và các ứng với mỗi một giá trị khác nhau của điện trở tạo ra những giá trị dòng điện hoặc điện áp khác nhau tương ứng. Điều đó có thể giúp ta tính toán các giá trị mong muốn để thiết kế mạch.

Ký hiệu điện tử tiêu chuẩn.
Các ký hiệu điện trở được sử dụng trong các bản vẽ sơ đồ mạch điện tiêu chuẩn có 2 dạng cơ bản là Zig-zag và hình hộp chữ nhật.

Thành phần có trong các loại điện trở
Dựa vào các thành phần cấu tạo, kích thước có thể chia điện trở thành 5 nhóm chính:
Điện trở than (carbon) - Carbon composition resistors (CCR): là loại điện trở được làm bằng cách ép hỗn hợp bột than và chất kết dính thành dạng trụ hoặc thanh có vỏ bọc gốm hoặc sơn. Chúng có giá trị trong một phạm vi rộng, công suất nhỏ (từ 1/8 đến 2W) và dung sai lớn.Thường được dùng ở khu vực tần số cao. Điện trở carbon thường được ký hiệu là CR và được sản xuất theo tiêu chuẩn E6, E12 và E24.

Điện trở film -  Film Resistor: là loại điện trở được làm bằng cách kết tinh kim loại (Metal film resistors), carbon (Carbon film resistors) hoặc oxide kim loại (Metal-oxide film resistors) trên lõi gốm. Giá trị của điện trở film phụ thuộc vào độ dày của lớp film và các đường xoắn ốc được tạo ra trên bề mặt đó (nhờ các tia laser). Điện trở film có giá trị từ rất nhỏ đến rất lớn, công suất rất thấp (1/20 đến 1/2W) , dung sai rất nhỏ, và chất lượng cao (nhiễu nhiệt nhỏ, đặc tính tần cao). Điện trở màng kim loại được ký hiệu là MFR, điện trở màng carbon được ký hiệu là CF. Chúng được sản xuất theo chuẩn E24, E96 và E192 

Điện trở dây quấn - Wire wound resistors: là loại được làm bằng cách quấn dây kim loại có đặc tính dẫn điện kém (ví dụ như Niken) lên lõi gốm. Loại này thường có giá trị nhỏ nhưng chịu dòng lớn và công suất rất cao (1 đến 300W), có khi lên tới hàng nghìn W. Điện trở dây quấn được ký hiệu là WH hoặc W, sai số từ 1 đến 10%.
Cấu trúc của điện trở dây quấn
 
 Loại công suất cao                                               Loại chính xác cao


Điện trở bề mặt/Điện trở dán/Điện trở SMD (Surface mount resistor): là loại điện trở được làm theo công nghệ dán bề mặt, tức là dán trực tiếp lên bảng mạch in. Khi này người ta có thể thu nhỏ kích thước mạch rất nhiều. Kích thước của điện trở loại này có thể nhỏ tới 0,6mm x 0,3mm (so với kích thước thông thường cỡ 8mm của điện trở than và 5cm của điện trở dây quấn)
Xem thêm chi tiết hơn về cách đọc thông số và quy cách đóng gói của Điện trở dán SMD tại đây.

Điện trở dãy/Điện trở thanh-Network Array Resistor: là loại được sản xuất nhằm đáp ứng cho các ứng dụng cần một loạt các điện trở cùng giá trị mắc song song với nhau (ví dụ như cần hạn dòng cho dãy hoặc ma trận các LED). Loại điện trở này có thể chế tạo rời sau đó hàn chung 1 chân (có vỏ hoặc không có vỏ) hoặc chế tạo theo kiểu vi mạch với kiểu chân SIP hoặc DIP.


Chia sẻ bài viết

Author:

Mong rằng những bài viết được viết và tổng hợp trên blog này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn. Chúc một ngày vui vẻ !

0 comments: