Hầu như bất kỳ công ty dệt điển hình nào, nhu cầu xử lý vải hầu hết phụ thuộc vào yêu cầu của khách hàng vốn thường bị chi phối bởi xu hướng thị trường và thời trang. Có nhiều biến động trong
sử dụng hóa chất, trong chuỗi vận hành quy trình xử lý và thậm chí trong các thiết bị sử dụng trong sản xuất. Mô tả chung về quy trình được thể hiện dưới đây, và quy trình được tóm tắt ở 2 hình phía dưới.
Hình 1:
Sơ đồ dòng qui trình sản xuất
Các hoạt động chính được tiến hành cho quy trình gia công vải như sau:
- Tiền xử lý, gồm có xử lý trong thiết bị thùng quay , nấu , giảm trọng và tẩy trắng
- Nhuộm
- In hoa
- Hoàn tất:
- Cố định màu
- Giặt (luôn tiến hành giặt sau mỗi công đoạn)
Hình 2: Quy trình tiền xử lý với đầu vào và đầu ra
Tiền xử lý
Quá trình tiền xử lý nhằm chuẩn bị vải cho các bước xử lý tiếp theo.
a) Giặt trong thiết bị thùng quay
Vải mộc được xử lý trong thiết bị thùng quay để thu được mặt vải min như mong muốn. Vải được làm ướt và được quay trong thiết bị này, cả theo chiều kim đồng hồ và ngược chiều kim đồng hồ. Công đoạn này
được thực hiện bốn lần - với nước thường, sau đó với hóa chất và tiếp theo là hai lần giặt. Sau đó vải được tách nước bằng máy vắt nước.
b) Nấu, giảm trọng và tẩy trắng
Nấu là công đoạn chính được tiến hành để loại bỏ các tạp chất bên ngoài như dầu, mỡ và tạp chất khác.
Đó là quy trình xử lý kiềm ở nhiệt độ cao (80-1 30°C) và áp suất cao (2–3 kg/cm2). Quá trình làm trương vải xảy ra trong khi nấu giúp cải thiện độ tận trích thuốc nhuộm..
Nếu cần thiết, vải được xử lý trong cùng thiết bị để giảm trọng lượng mang lại cảm giác nhẹ. Độ trắng của vải được cải thiện thông qua công đoạn tẩy trắng (bằng phân hủy oxy hóa hoặc khử).
Vải đã nấu được xử lý bằng giặt nóng, tiếp theo là trung hòa lượng kiềm còn dư.
Nhuộm
Vải được nhuộm để có màu sắc mong muốn. Vải đem nhuộm được xử lý bằng thuốc nhuộm và chất phụ gia ở nhiệt độ 120–130°C và áp suất. Vải polyeste thường được nhuộm bằng quá trình tận trích có bổ
sung chất phân tán và điều chỉnh pH. Các chất xúc tác và các chất phụ gia khác (chất ngấm thấm, chất làm đều màu, v.v..) cũng được bổ sung theo yêu cầu. Thuốc nhuộm hoàn nguyên đôi khi cũng được sử dụng để nhuộm loại vải này.
Ở công đoạn sau nhuộm, vải được giặt kỹ hoặc giặt với xà phòng. Để có thành phẩm hoàn tất màu tối, vải được giặt bằng chất khử kiềm sau khi đã được nhuộm. Sau đó phải cân bằng pH và nếu không cần phải in hoa thì sẽ được văng khổ định hình bằng nhiệt.
In hoa
In hoa là quá trình thể hiện các hoa văn màu trên tấm vải. Vải được in trong máy in lưới quay hoặc máy in lưới phẳng đã được lập trình. Sau đó vải được chuyển qua máy sấy để tác ẩm. Nhiệt độ trong máy sấy
thay đổi tùy thuộc chất liệu vải được gia công và loại thuốc nhuộm được sử dụng để in. Đối với in pigment, nhiệt độ phải duy trì ở mức 160–170°C .
Sau khi in, lưới in sẽ được rửa sạch bằng nước.
Hoàn tất
Hoàn tất là khâu cuối cùng để biến vải thành sản phẩm cuối cùng. Quá trình này giúp cải thiện cảm giác do vải mang lại cũng như khối lượng vải.
Cố định màu
Sau khi in, màu sắc thường không bám vĩnh viễn trên vải. Xử lý hấp để màu cố định vĩnh viễn trên vải.
Việc xử lý này được thực hiện bằng thiết bị hấp dùng hơi hoặc máy sấy treo, ở nhiệt độ 180–190°C.
Giặt
Vải được giặt để loại bỏ hóa chất và thuốc nhuộm còn dư lại trên vải sau mỗi quy trình hoặc theo yêu cầu.
Vải được giặt vài lần bằng giặt nóng và giặt lạnh, bằng máy giặt hoặc trong một chuỗi bể được gọi là bể giặt (thùng). Nước trong vải được vắt bằng máy ly tâm.
0 comments: