Kiểm soát vòng tuần hoàn của các khoáng chất trong đất

Bài viết liên quan

Khi những tảng đá phân rã nhờ mưa, ánh sáng mặt trời, gió và tác động của sinh vật, chúng trở thành đất. Quá trình biến đổi này rất tốn thời gian và có thể mất hàng ngàn năm. Nhưng khi đá trở thành đất, các chất dinh dưỡng khoáng chất được giải phóng và được các sinh vật sống hấp thụ và sử dụng. Ở những nơi ấm áp và nhiều sinh vật sống, sự phân rã của đá xảy ra tương đối nhanh và được tăng tốc bằng một vài phương pháp tăng hoạt động của sinh vật trong đất. Khi ta đốt một cái cây, nước trong cái cây thì bốc hơi, chất hữu cơ trong cây thì bị lửa đốt cháy và những gì còn lại dưới dạng tro chính là các khoáng chất. Vì lý do này, tro là một loại phân bón tuyệt vời cho cây trồng.

Hầu hết các khoáng chất đều ở dạng lỏng, ở nhiệt độ rất cao và ở sâu trong lòng đất, gần tâm của Trái đất. Thông qua hoạt động của núi lửa, các khoáng chất được phun trào ra ngoài bề mặt Trái đất, tạo thành các đá núi lửa. Vì lý do này, ở những khu vực núi lửa mới phun trào hoặc đá nham thạch chưa bị tác động nhiều (chưa bị nước mưa rửa trôi phần khoáng chất và đưa khoáng chất này đến các suối, sau đó đến sông và rồi đổ ra biển), thì đất ở đó (bazan) rất giàu khoáng chất và khi nó có điều kiện đủ cho các sinh vật sống sinh sôi nảy nở, nó sẽ nhanh chóng trở nên rất màu mỡ.

Đá trầm tích được hình thành từ đất, cát, chất hữu cơ hoặc các trầm tích khác hình thành dưới điều kiện đặc biệt về nhiệt độ và áp suất. Thành phần đất và cát cấu tạo nên đá trầm tích vốn có nguồn gốc từ đá núi lửa nhưng đã mất đi phần lớn những loại khoáng chất mà có khả năng hòa tan trong nước. Vì vậy, đá trầm tích có thể tạo ra đất có hàm lượng khoáng chất thấp hơn.

Trong các bức ảnh trên, sự phong phú của cảnh quan gần các ngọn núi lửa là minh chứng cho sự giàu khoáng sản và màu mỡ của vùng đất núi lửa ở Costa Rica.

Ngay cả ở các vùng đất có hàm lượng khoáng chất thấp hơn, những hoạt động kết hợp phong phú của nhiều loại sinh vật sống có thể gây dựng lên những khu rừng rộng lớn và đa dạng các nguồn thức ăn, đó là điều đã xảy ra ở phần lớn các khu vực của rừng Amazon. Ở đó, nguồn khoáng chất phần lớn được luân chuyển từ sinh vật này sang sinh vật khác, theo 1 vòng tuần hoàn và là 1 hoạt động “tái chế” diễn ra liên tục, chứ không phải được lấy từ nguồn đất nghèo khoáng chất ở đây.

Trong những hệ sinh thái như vậy (ví dụ như phần lớn các khu vực của Amazon), việc chặt phá rừng sẽ gây ra những hậu quả còn nặng nề hơn, và việc quản lý để duy trì cấu trúc cũng như các hoạt động trao đổi chất sôi nổi này trong lòng khu rừng lại càng trở lên quan trọng hơn bao giờ hết, để giữ cho hệ sinh thái lành mạnh và giàu sức sống.

Khi rừng bị mất đi, khoáng chất sẽ không còn được giữ lại và luân chuyển trong vòng tuần hoàn của các sinh vật sống, mà hệ sinh thái sẽ dùng đất đã bị axit hóa để giữ lấy khoáng chất, biến khoáng chất thành thứ không hòa tan để giữ nó lại trong đất. Bằng cách này, đất giữ được 1 phần khoáng chất để sử dụng khi sự sống bắt đầu lại ở đây, khi rừng tái sinh, các sinh vật như giun dế, nấm rễ cộng sinh, .v.v. sẽ dần dần điều chỉnh lại độ pH của đất.

Bằng cách bón vôi, độ chua của đất cũng có thể được điều chỉnh về mặt hóa học và hầu hết các chất dinh dưỡng có thể được giải phóng rất nhanh, có lợi cho cây trồng. Tuy nhiên, nếu không thể đồng thời tạo được điều kiện để các khoáng chất này được hấp thụ và nằm trong 1 cơ thể sống nào đó, hoặc vẫn là chất hữu cơ, thì phần còn lại của khoáng chất trong đất sẽ lại bị hòa tan vào nước, bị rửa trôi đi và lại đổ ra suối, rồi đến các dòng sông, và cuối cùng chảy ra đại dương, khiến đất nơi này bị bạc màu và nghèo dinh dưỡng một cách lâu dài.

Trong quá trình phân rã của đá, nước mang theo muối khoáng đổ vào suối, nên khác với nước mưa, nước ở các dòng suối và sông đều có chứa 1 lượng nhỏ muối khoáng. Biển có vị mặn vì biển luôn luôn nhận được 1 lượng muối khoáng từ sông suối đổ vào, rồi nước lại bay hơi và nước bay hơi không mang theo muối vì muối không chuyển được thành dạng khí. Rồi mưa rơi xuống đất liền, rửa trôi phần muối khoáng của đá trên đất liền và lại đưa ra biển. Nước biển rất giàu muối thì có lợi cho toàn bộ sự sống, bao gồm cả thảm thực vật. Tuy nhiên, nước biển cũng có một lượng lớn natri clorua, làm suy yếu sự phát triển của thực vật. Nếu không có các cơ chế kiểm soát khác, duy trì hàm lượng natri clorua trong biển khoảng 3%, thì nước của các đại dương sẽ còn mặn hơn nữa và khiến cho không sinh vật nào sống nổi trong nó, và sẽ có nhiều các hậu quả nghiêm trọng khác đối với sự sống trên Trái đất.


Chia sẻ bài viết

Author:

Mong rằng những bài viết được viết và tổng hợp trên blog này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn. Chúc một ngày vui vẻ !

0 comments: