Ban hành vào tháng 3/2016, QHĐ VII điều chỉnh của Việt Nam dự báo năng lượng tái tạo sẽ đóng góp 6,5% vào năm 2020 và 10,7% vào năm 2030 trong tổng sản lượng điện chung của đất nước. Đối với điện mặt trời, công suất được dự kiến sẽ phát triển tương ứng ở mức 850 MW đến năm 2020, 4.000 MW đến năm 2025 và 12.000 MW đến năm 2030.
* Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia hiện tại cho giai đoạn 2016-2030 (QHĐ VII điều chỉnh)
Hiện nay, Bộ Công Thương Việt Nam đang xây dựng QHĐ VIII, khung chính sách và pháp lý mới nhất, dự kiến sẽ được phê duyệt vào đầu năm 2021. QHĐ VIII dự kiến sẽ bao gồm các mục tiêu phát triển năng lượng mặt trời cao hơn và đã được điều chỉnh do Việt Nam đã đạt được các mục tiêu chung trong thời gian sớm hơn, ví dụ như hoàn thành mục tiêu về năng lượng mặt trời cho năm 2025 vào cuối năm 2019.
Để Việt Nam có thể đạt được các mục tiêu đang phát triển và đầy tham vọng liên quan đến năng lượng mặt trời và hỗ trợ phát triển thị trường, một số biện pháp chính sách đã được ban hành. Thủ tưởng Chính phủ đã đưa ra Cơ chế khuyến khích phát triển các dự án điện mặt trời thông qua Quyết định số 11/2017/QĐ-TTg ban hành ngày 11/4/2017. Quyết định 11 công bố Giá điện nối lưới (FIT) ở mức 2.086 VNĐ/kWh (9,35 cent USD/ kWh) cho các nhà máy điện mặt trời mặt đất và một chế độ hỗ trợ bù trừ điện năng (tín dụng bù trừ điện năng) tại cùng một mức giá cho lượng điện dư thừa nối lưới đối với hệ thống Điện mặt trời mái nhà (ĐMTMN). Ngoài ra, Thông tư số 16/2017/TT-BCT của Bộ Công Thương ban hành ngày 12/9/2017 đã đưa ra các quy định chi tiết hơn, đặc biệt là hợp đồng mua bán điện mẫu và các quy định cụ thể về cơ chế bù trừ điện năng.
*FIT: Biểu giá điện cố định (cho năng lượng tái tạo)
Tính hợp lệ của các dự án để nhận được FIT:
FIT áp dụng cho tất cả các hệ thống đủ điều kiện có ngày vận hành thương mại trong khoảng 1/7/2019 - 31/12/2020.
Tính hợp lệ của các dự án để nhận được FIT:
FIT áp dụng cho tất cả các hệ thống đủ điều kiện có ngày vận hành thương mại trong khoảng 1/7/2019 - 31/12/2020.
* Định nghĩa về hệ thống điện mặt trời mái nhà ĐMTMN)
Hệ thống điện mặt trời được lắp đặt trên mái các công trình xây dựng có công suất không vượt quá 1MW và điện áp tối đa là 35 kV được đấu nối trực tiếp hoặc gián tiếp với lưới điện của bên Mua điện.
Hệ thống điện mặt trời được lắp đặt trên mái các công trình xây dựng có công suất không vượt quá 1MW và điện áp tối đa là 35 kV được đấu nối trực tiếp hoặc gián tiếp với lưới điện của bên Mua điện.
Yêu cầu kỹ thuật
Hiệu suất pin tối thiểu: 16%,
Hiệu suất mô-đun tối thiểu: 15%
Hiệu suất pin tối thiểu: 16%,
Hiệu suất mô-đun tối thiểu: 15%
Quy định mang tính bước ngoặt này đã đem đến cơ hội được đầu tư cho hơn 100 nhà máy điện mặt trời mặt đất với công suất 4.500 MWp vào cuối năm 2019. Tuy nhiên, cơ chế thanh toán bù trừ không tạo ra được những ảnh hưởng như kỳ vọng do nhiều vấn đề chưa rõ ràng về mặt pháp lý và những rào cản liên quan đến thuế vẫn còn tồn tại. Trên thực tế, chính phủ đã có những sự điều chỉnh về mặt pháp luật với việc Thủ tướng ban hành Quyết định số 02/2019/QĐ-TTg ngày 8/1/2019 và Bộ Công Thương ban hành Thông tư số 05/2019/TT-BCT ngày 11/3/2019 giới thiệu một cơ chế FIT truyền thống cho các hệ thống ĐMTMN và thay thế cơ chế thanh toán bù trừ. Với sự thay đổi này, những vấn đề không rõ ràng về mặt pháp lý và các vấn đề liên quan đến thuế nêu trên đã được giải quyết và EVN bắt đầu thực hiện thanh toán hàng tháng cho các chủ sở hữu hệ thống ĐMTMN, dựa trên cơ chế FIT không đổi. Nhìn chung, các chủ đầu tư và các bên có liên quan trên thị trường đã tin tưởng hơn vào cơ chế khuyến khích và thị trường cũng đã và đang phát triển với tốc độ ổn định.
Với sự hỗ trợ từ Chương trình Năng lượng EU-Đức thông qua Dự án hỗ trợ Kỹ thuật Ngành Năng lượng Việt Nam-EU (EVEF), do GIZ và các đối tác phát triển khác của Việt Nam thực hiện, Bộ Công Thương đã xây dựng Chương trình thúc đẩy ĐMTMN tại Việt Nam trong giai đoạn 2019-2025. Được Bộ trưởng Bộ Công Thương phê duyệt và chính thức khởi động vào ngày 5/7/2019 (Quyết định 2023/QĐ-BCT), chương trình này bao gồm các biện pháp hỗ trợ phi tài chính nhằm gỡ bỏ các rào cản đầu tư và phát triển thị trường cũng như cho phép ngành công nghiệp và điện mặt trời mái nhà nói chung phát triển. Với thiết kế nhằm xây dựng các mô hình kinh doanh mới cho phân khúc điện mặt trời mái nhà thương mại và công nghiệp, Chương trình được kì vọng sẽ trở thành một động lực lớn cho những sự đầu tư mới. Mục tiêu chung của Chương trình là hỗ trợ việc lắp đặt 100.000 hệ thống ĐMTMN (tương đương với 1.000 MWp công suất ĐMTMN lắp đặt) đến năm 2025. Quyết định đưa ra một chương trình hỗ trợ nhằm phát triển ĐMTMN như vậy thể hiện ưu tiên hàng đầu dành cho điện mặt trời mái nhà trong chiến lược của Chính phủ về phát triển năng lượng tái tạo.
Sự hỗ trợ phát triển điện mặt trời mái nhà và thực hiện Chương trình thúc đẩy ĐMTMN được coi là một trong những ưu tiên chính của Nhóm Đối tác Năng lượng Việt Nam (VEPG). Với thành phần bao gồm tất cả các đối tác phát triển quốc tế và Bộ Công Thương, VEPG tập trung vào hỗ trợ Việt Nam trong quá trình chuyển dịch sang một ngành năng lượng bền vững hơn dựa trên các nguồn năng lượng tái tạo và nâng cao hiệu quả năng lượng.
Sau khi FIT đầu tiên dành cho năng lượng mặt trời được ban hành theo Quyết định số 11/2017 của Thủ tướng (hết hạn vào tháng 6/2019), Chính phủ đã ban hành một quy định tiếp theo cùng với một quy định điều chỉnh về giá FIT cho các hệ thống điện mặt trời trên mặt đất và trên mái nhà là Quyết định số 13/2020/QĐ-TTg do Thủ tướng ban hành ngày 6/4/2020. Quy định về FIT mới áp dụng cho các hệ thống ĐMTMN được lắp đặt trước ngày 31/12/2020 vẫn giữ nguyên những đặc điểm chính của quy định đầu tiên về FIT với giá điện mặt trời nối lưới giảm nhẹ xuống còn 1.943 VNĐ/kWh (8,38 cent USD/kWh). Thay đổi lớn nhất so với quy định cũ là việc làm rõ các mô hình sở hữu của bên thứ ba, bao gồm:
- một Hợp đồng mua bán điện tư nhân (HĐMBĐ tư nhân) mà dựa vào đó một SSC có lắp đặt và vận hành một hệ thống ĐMTMN trên mái một tòa nhà công nghiệp hoặc thương mại bán điện trực tiếp cho chủ sở hữu tòa nhà và có thể bán điện thừa cho EVN.
- một Mô hình cho thuê mái mà dựa vào đó một SSC thuê phần mái của chủ sở hữu một tòa nhà thương mại hoặc công nghiệp để lắp đặt hoặc vận hành một hệ thống ĐMTMN và bán tất cả lượng điện được tạo ra cho EVN.
Với Quyết đinh số 13, những mô hình đầu tư và kinh doanh này đã được làm rõ và phê chuẩn về mặt pháp lý bên cạnh Mô hình cho thuê điện mặt trời phổ biến rộng rãi hơn.
Các thông tin chi tiết khác về việc thực hiện Quyết định số 13 đã được Bộ Công Thương đưa ra trong Thông tư số 18/2020/TT-BCT thay thế cho Thông tư số 16/2017 và có hiệu lực từ ngày 31/8/2020. Thông tư đưa ra mẫu HĐMBĐ tiêu chuẩn trong phụ lục kèm theo và được sử dụng làm hợp đồng bắt buộc đối với việc bán điện cho EVN. Ngoài ra, , EVN đã ban hành Văn bản số 3725/EVN-KD ngày 1/6/2020 để hướng dẫn thực hiện Quyết định số 13.
0 comments: