Tìm hiểu về những dịch vụ nổi bật của Google Cloud Platform

Bài viết liên quan

Google Cloud Platform là một hệ sinh thái lớn của Google mang đến cho người dùng. Nó gồm có vô số những dịch vụ nhỏ bên trong.

Google Cloud Platform là gì?
Google Cloud Platform là nền tảng tài nguyên máy tính để triển khai và vận hành các ứng dụng trên web. Đặc biệt của nó là cung cấp một nơi cho các cá nhân và doanh nghiệp xây dựng và chạy phần mềm. Google Cloud Platform sử dụng Web để kết nối với người dùng phần mềm đó. 

Khi bạn chạy một trang Web, một ứng dụng hoặc một dịch vụ trên Google Cloud Platform (GCP), Google sẽ theo dõi tất cả các tài nguyên mà nó sử dụng. Nó có thể là công suất xử lý, lưu trữ dữ liệu, truy vấn cơ sở dữ liệu và kết nối mạng mà nó sử dụng . Thay vì thuê máy chủ hoặc địa chỉ DNS theo tháng, bạn trả tiền cho mỗi tài nguyên này trên cơ sở mỗi giây, với chiết khấu áp dụng khi các dịch vụ của bạn được khách hàng sử dụng nhiều trên Web.

Các dịch vụ hiện có trên Google Cloud Platform
+ Google Compute Engine (GCE): Dịch vụ này cạnh tranh trực tiếp với Amazon Web Services. Nó giúp lưu trữ các máy ảo (VM, máy chủ tồn tại hoàn toàn dưới dạng phần mềm).

+ Google Kubernetes Engine (GKE, trước đây là Google Container Engine): Trong Google Cloud Platform, đây là một nền tảng dành cho một dạng ứng dụng container hiện đại hơn (thường là "Docker container"), được thiết kế để triển khai trên nền tảng đám mây.

+ Google App Engine: Dịch vụ cung cấp cho các nhà phát triển phần mềm các công cụ và ngôn ngữ như Python, PHP, .NET của Microsoft, để xây dựng và triển khai ứng dụng web trực tiếp trên đám mây của Google. Điều này khác biệt với việc xây dựng ứng dụng cục bộ và triển khai ứng dụng từ xa trên đám mây. Đây là là một dạng "cloud-native".

+ Google Cloud Storage: Đây là kho lưu trữ dữ liệu của Google Cloud Platform. Có nghĩa là nó chấp nhận bất kỳ lượng dữ liệu nào và sắp xếp những dữ liệu đó cho người dùng theo những cách nào hữu ích nhất.

+ Nearline: Là một cách để sử dụng Google Cloud Storage để sao lưu và lưu trữ dữ liệu. Trong Google Cloud Platform, Google gọi mô hình này là "kho lạnh" và mục đích biến Nearline trở thành một lựa chọn hấp dẫn hơn cho các mục đích như sao lưu hệ thống.

+ Anthos: Là một dịch vụ trên Google Cloud Platform được công bố vào tháng 4/2018. Đây là hệ thống của Google Cloud Platform theo dạng đa đám mây. Nghĩa là nó có thể tổ chức và duy trì các ứng dụng trên Google, nhưng có thể sử dụng tài nguyên từ AWS hoặc Azure. 

+ BigQuery: Là một hệ thống lưu trữ dữ liệu sử dụng Google Cloud Storage được thiết kế cho số lượng rất lớn dữ liệu, cho phép thực hiện các truy vấn SQL trên nhiều cơ sở dữ liệu ở các cấp cấu trúc khác nhau. Thay vì chỉ mục cơ sở dữ liệu quan hệ SQL theo cách sử dụng bản ghi, dựa trên hàng, BigQuery sử dụng hệ thống lưu trữ dạng cột. Trong đó các thành phần của bản ghi được xếp chồng lên nhau và được truyền trực tuyến đến hệ thống lưu trữ song song. 

+ Cloud Bigtable (trước đây là BigTable): Trên Google Cloud Platform, đây là một hệ thống dữ liệu phân tán cao, tổ chức dữ liệu liên quan thành một tập hợp đa chiều của các cặp khóa/giá trị, dựa trên hệ thống lưu trữ quy mô lớn mà Google tạo ra để sử dụng riêng trong việc lưu trữ các chỉ mục tìm kiếm. Việc lắp ráp như vậy dễ dàng cho các ứng dụng phân tích quản lý hơn là việc sử dụng một chỉ mục rất lớn cho một cơ sở dữ liệu quan hệ khổng lồ với nhiều bảng mà các bản ghi sẽ phải được nối với nhau tại thời điểm truy vấn.

+ Apigee: Đây là một hệ thống mô hình hóa để sản xuất và quản lý các API. Người dùng Apigee có thể lập mô hình, thử nghiệm và triển khai các cơ chế để ứng dụng Web hiện có của họ có thể được tiếp cận bằng cách sử dụng API và giám sát cách người dùng Web sử dụng các lệnh gọi API đó cho mục đích riêng của họ.

Đây không phải là danh sách đầy đủ các dịch vụ của Google Cloud Platform, họ còn nhiều hơn thế nữa. Tuy nhiên, nó là những sản phẩm chính mà có thể bạn sẽ sử dụng. Trên thực tế, một số dịch vụ trong Google Cloud Platform là ứng dụng hoặc cấu hình lại của các dịch vụ khác. Do đó, tùy vào nhu cầu của mình bạn có thể tìm thấy các dịch vụ phù hợp tại Google Cloud Platform.

Là một trong bộ ba hệ sinh thái về các dịch vụ Cloud lớn nhất hiện nay trên thế giới. Tuy nhiên, so với các nền tảng khác của Amazon hay Microsoft thì Google Cloud Platform cũng có những ưu điểm riêng và trở thành điểm khác biệt của nó. 

Những điểm mạnh của Google Cloud Platform
+ Tự động hóa việc triển khai các ứng dụng hiện đại: Một ứng dụng được tạo ra từ nhiều phần khác nhau. Đó là lý do tại sao một số nhà phát triển lại muốn bắt đầu xây dựng ứng dụng của họ trên đám mây ("cloud-native"). Google là người khởi xướng Kubernetes. Đây là bộ điều phối cho các ứng dụng bao gồm nhiều thành phần. Ngay từ đầu, Google đã chủ động tiếp cận tự động hóa việc triển khai các ứng dụng đa diện này lên đám mây. Do đó, nó mạng lại nhiều lợi ích đáng kể cho người sử dụng.

+ Khả năng kiểm soát chi phí: Bản thân Google Cloud Platform không phải định hướng là một nền tảng giá rẻ. Chiến lược của Google với Google Cloud Platform là tăng khả năng cạnh tranh về chi phí trong một số tình huống nhất định. Ví dụ, Google cung cấp trình quản lý để lưu trữ dữ liệu đối tượng. Việc này cho phép nó có thể giảm tải hoặc xóa các đối tượng không được sử dụng trong 30 ngày trở lên.

+ Tính thân thiện: Một nền tảng dịch vụ đám mây có thể là một khái niệm quá sức đối với một người mới. Cũng như nhiều người tiêu dùng một dịch vụ đám mây là một thứ mới và lạ so với những gì họ đang sử dụng. Google Cloud Platform cung cấp các ví dụ cụ thể nhất về việc thực hiện những tác vụ phổ biến nhất. Do đó, bắt đầu với Google Cloud Platform không thực sự là quá khó, quá thuần kỹ thuật đối với những người như tôi và bạn.

Google Cloud Platform cạnh tranh với các đối thủ của nó như thế nào?
Amazon và Microsoft vận hành các nền tảng đám mây của riêng họ, được gọi là AWS và Azure. Google Cloud Platform là đối thủ cạnh tranh của họ. Mặc dù Google Cloud Platform đứng thứ ba trong bộ ba này về thị phần và doanh thu, nhưng Google Cloud Platform là một đối thủ cạnh tranh vững chắc với các tính năng và dịch vụ độc đáo mang lại lợi thế trong một số trường hợp nhất định.

Trong đó, Amazon mang lại sự lựa chọn đa dạng các dịch vụ. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nó khiến người ta khó có cách nào dễ dàng để phân biệt chúng với nhau. Azure thì mạng lại lựa chọn thông minh hơn cho các dịch vụ phục vụ cho các nhu cầu, dựa trên sự hiểu biết nội tại về những nhu cầu đó.

Tương tự như vậy, Google Cloud Platform mang lại cho bạn trải nghiệm tổng thể về dịch vụ đám mây. Google Cloud Platform cố gắng làm cho bạn cảm thấy thoải mái và dễ chịu, dễ sử dụng. Nó cung cấp một bộ sưu tập độc đáo và đa dạng đáng ngạc nhiên của chức năng cao cấp và bình dân.

Với nhiều người dùng, Google Cloud Platform và hai nền tảng kia là những hệ sinh thái hoàn hảo cho mọi nhu cầu phát triển của họ. Tuy nhiên, nó cũng có một số hạn chế trong một số nhóm dịch vụ. Cụ thể, nếu bạn sử dụng một dịch vụ lưu trữ cho khách hàng địa phương thì chưa chắc là Google Cloud Platform và các nền tảng kia sẽ là một sự lựa chọn tối ưu. Khi mà khoảng cách về địa lý gây những tác động tiêu cực đến hiệu năng của máy chủ thì những nhà cung cấp dịch vụ máy chủ ảo địa phương sẽ là những lựa chọn hợp lý hơn nhiều. 

Lời kết
Google Cloud Platform là một hệ sinh thái gần như đầy đủ nhất đáp ứng mọi nhu cầu của người dùng hiện tại. Có thể nói, mọi thứ bạn cần từ cơ bản đến nâng cao, Google Cloud Platform đều có thể đáp ứng. Trên thực tế đây là một trong 3 hệ sinh thái lớn nhất thế giới tính đến thời điểm hiện tại.

Với Google Cloud Platform, chúng ta có lẽ sẽ không cần phải bàn nhiều về những gì mà nó mang lại. Một hệ sinh thái đủ lớn và được hỗ trợ bởi một gã khổng lồ công nghệ trong ngành. Tuy nhiên, trong một số trường hợp bạn cũng nên cân nhắc đến việc sử dụng này. Giả sử khách hàng của bạn tại Việt Nam thì việc sử dụng một máy chủ ảo từ Google Cloud Platform sẽ có thể ảnh hưởng đến hiệu năng tối đa mà lẽ ra bạn có thể nhận được.

Nguồn bài viết: Viettel IDC 


Chia sẻ bài viết

Author:

Mong rằng những bài viết được viết và tổng hợp trên blog này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn. Chúc một ngày vui vẻ !

0 comments: