Khi tìm hiểu về dịch vụ thuê chỗ đặt máy chủ, các nhà cung cấp thường nêu ra điểm mạnh là Data Center (trung tâm dữ liệu) đạt tiêu chuẩn Tier 3. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về thuật ngữ Tier này. Để hiểu rõ về Tier 3 và thang đo Uptime Tier - một thước đo dùng để đánh giá chất lượng của các Data Center, bạn hãy theo dõi nội dung dưới đây.
Data Center (Trung tâm dữ liệu) là gì?
Các Data Center, hay còn gọi là các trung tâm dữ liệu, là một khu vực dùng để đặt các hệ thống máy tính hoặc các thành phần có liên quan (ví dụ như hệ thống viễn thông, lưu trữ thông tin).
Một số cá nhân, trung tâm khi có nhu cầu thuê máy chủ, thuê chỗ đặt máy chủ tại các trung tâm dữ liệu thì cần phải quan tâm đến chất lượng của trung tâm dữ liệu tại các nhà cung cấp đó. Và các định nghĩa như Data Center Tier 3, Tier 4,... được ra đời nhằm đánh giá các trung tâm dữ liệu đó.
Data Center Tier 3 hay Tier 4,... đều được đánh giá dựa trên tiêu chuẩn Tier - của tổ chức Uptime Institute tại Mỹ. Đây là tiêu chuẩn dùng để đo lường các tiêu chí như thiết kế, vận hành, xây dựng, quản lý và sự ổn định của một Data Center. Và Data Center Tier 3 đã đạt mức Tier 3 trong tiêu chuẩn này.
Sơ lược về tiêu chuẩn Uptime Tier
Uptime Tier là một trong những tiêu chuẩn đánh giá danh giá và chuẩn xác nhất trên thế giới về yếu tố thiết kế, vận hành, quản lý cũng như mức độ ổn định của các Data Center. Đây là thước đo được Uptime Institute - viện nghiên cứu chuyên nghiệp về Data Center ban hành.
Theo Uptime Institute, một Data Center sẽ được phân chia thành các cấp độ từ thấp đến cao: Tier 1, Tier 2, Tier 3 và Tier 4. Tier 1 là cấp độ thấp nhất, có các hệ thống dự phòng và Tier 4 là cấp cao nhất, có hệ thống làm mát cùng với mức độ đảm bảo thời gian hoạt động của Data Center lên đến 99,99%.
Việc đánh giá các cấp độ của một Data Center này được hình thành vào năm 1990, bắt nguồn từ ý tưởng “Tier Classifications Define Site Infrastructure Performance” về việc đánh giá các tiêu chuẩn của các Data Center trên toàn thế giới.
Tiêu chuẩn Tier 3 là gì?
Tiêu chuẩn Tier 3 là một trong những tiêu chuẩn được đưa ra nhằm đánh giá các yếu tố về cơ sở hạ tầng của một Data Center. Để cho các máy chủ trong Data Center Tier 3 có thể hoạt động ổn định, cơ sở hạ tầng tại đó phải đảm bảo các yếu tố về khả năng dự phòng cũng như các chế độ làm mát, bảo mật tốt theo đúng tiêu chuẩn đã đặt ra.
Các Data Center đạt tiêu chuẩn Tier 3 có thể bảo trì cùng một lúc, đồng thời cho phép mọi hoạt động sẽ được bảo trì theo đúng kế hoạch của hệ thống điện và hệ thống làm mát diễn ra mà không ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của các Server (máy chủ) và các phần cứng khác đặt trong trung tâm dữ liệu.
Dưới đây là một số đặc điểm của Data Center Tier 3, chỉ có đạt những yếu tố khắt khe này thì trung tâm dữ liệu đó mới có thể được xem là đạt tiêu chuẩn Tier 3:
Về trung tâm điều hành của Data Center Tier 3
Để đạt tiêu chuẩn là Data Center Tier 3, trung tâm dữ liệu đó phải luôn theo dõi các thông số về nhiệt độ, độ ẩm của từng vị trí liên tục, Ngoài ra, trung tâm điều hành của Data Center Tier 3 phải có Multi Router Traffic Grapher (MRTG) Network Monitor - đây là giải pháp mạng lưới giám sát, có vai trò đảm bảo sự sẵn sàng cho hệ thống mạng và đo lưu lượng truy cập, sử dụng của người dùng.
Hệ thống quản lý mạng (Network Management System) của Data Center Tier 3
Hệ thống quản lý mạng của Data Center Tier 3 phải có hệ thống kiểm soát ra vào tiên tiến 2 lớp bằng access code. Ngoài ra, Data Center Tier còn phải trang bị thêm các Camera hoạt động liên tục 24/24 để có thể theo dõi mọi hoạt động xảy ra trong từ xa.
Bên cạnh đó, để đáp ứng tiêu chí về bảo mật, Data Center Tier 3 phải có hệ thống cửa kiểm soát 24/24. Nhân viên của trung tâm dữ liệu đó hoặc khách hàng phải đăng ký mới được phép vào trung tâm dữ liệu.
Hệ thống điều hòa
Các Data Center Tier 3 phải có khả năng kiểm soát độ ẩm và nhiệt độ chính xác, trong đó sai số của độ ẩm không quá 5%, của nhiệt độ thì không qua 1 độ C. Điều này giúp đảm bảo cho Server có thể hoạt động tốt.
Vậy là bạn đã hiểu sơ lược về tiêu chuẩn Tier 3, hãy cùng đi sâu vào tìm hiểu chi tiết về từng định nghĩa của các Tier trong Data Center, và biết sự khác biệt giữa chúng:
Chi tiết về Tier 1
Các trung tâm dữ liệu Tier 1 thường sẽ được các doanh nghiệp, đơn vị nhỏ sử dụng bởi nhu cầu sử dụng không nhiều và chi phí khá rẻ so với các trung tâm dữ liệu cấp khác:
- 99,671% thời gian hoạt động liên tục
- Không có khả năng dự phòng (redundancy)
- Mỗi năm sẽ có khoảng 28,8 giờ ngừng hoạt động
Chi tiết về Tier 2
Các trung tâm dữ liệu nằm ở cấp độ Tier 2 sẽ có những đặc điểm sau:
- Thời gian hoạt động lên đến 99,749%
- Có hệ thống dự phòng một phần về nguồn điện và hệ thống làm mát
- Thời gian ngừng hoạt động là 22 giờ mỗi năm
Chi tiết về Tier 3
Tier 3 là tiêu chuẩn phổ biến nhất và cao nhất mà các nhà cung cấp dịch vụ cho thuê chỗ đặt máy chủ ở Việt Nam hiện tại có thể cung cấp. Dưới đây là một số thông số chính cần quan tâm khi nhắc đến trung tâm dữ liệu Tier 3:
- Thời gian hoạt động của Tier 3 lên tới 99,982%
- Thời gian ngừng hoạt động của Tier 3 chỉ có khoảng 1,6 giờ/ 1 năm, vượt trội hẳn so với Tier 1 và Tier 2
- Khả năng chịu lỗi của Tier 3 là N + 1, cho phép trung tâm dữ liệu Tier 3 mất nguồn điện trong vòng 72 giờ mà vẫn có thể an toàn.
Chi tiết về Tier 4
Đây là loại hình trung tâm dữ liệu thường được tổ chức ở các tập đoàn, doanh nghiệp lớn và đạt các tiêu chí sau:
- 99,995% thời gian hoạt động mỗi năm
- Cơ sở hạ tầng dự phòng lên đến mức 2N + 1
- Cho phép trung tâm dữ liệu có thể bị mất điện lên đến 96 giờ mà vẫn đảm bảo an toàn
- Thời gian ngừng hoạt động chỉ khoảng 26,3 phút mỗi năm.
Tuy nhiên, Uptime Institute đã không công bố đầy đủ tất cả các tiêu chí đánh giá cho các cấp độ Tier khác nhau này cho các trung tâm dữ liệu. Và rất ít doanh nghiệp có thể nhận được chứng nhận Tier từ đơn vị này, đặc biệt là cấp độ Tier 3 và Tier 4.
Nguồn bài viết: Viettel IDC
0 comments: