Địa nhiệt thế giới: Nguồn năng lượng không thể bỏ qua

Bài viết liên quan

Điện địa nhiệt là nguồn năng lượng tái tạo đang được nhiều nước trên thế giới đẩy mạnh phát triển. Trong đó đi đầu là Mỹ, tiếp đến là Philipines và các nước khu vực Mỹ Latinh.

Mỹ đang là quốc gia đi đầu trong việc sản xuất địa nhiệt. Công suất địa nhiệt của Mỹ hiện chiếm 32% công suất địa nhiệt của các nhà máy trên thế giới. Trong thời gian tới nước Mỹ có thể sản xuất tới 100.000 MW điện địa nhiệt đủ cung cấp điện cho 25 triệu hộ cư dân trong 50 năm (chi phí khoảng 40 triệu USD/năm) trong khi chi phí ban đầu chỉ vào khoảng 0,8-1 tỷ USD. Philippines được coi là quốc gia có ngành công nghiệp sản xuất điện từ địa nhiệt lớn thứ 2 trên thế giới.

Với tiềm năng lớn về địa nhiệt, Philippines đang hy vọng sẽ mở rộng hơn nữa tiềm năng khai thác địa nhiệt của quốc gia bằng việc lên kế hoạch xây dựng 19 nhà máy địa nhiệt với tổng lượng vốn đầu tư lên tới 2,5 tỷ USD (vốn tư nhân). 19 nhà máy địa nhiệt sắp được xây dựng ước tính sẽ đem lại cho Philippines thêm khoảng 620 MW. Trong đó, đáng chú ý nhất là hai nhà máy địa nhiệt, một là nằm tại ngọn núi lửa MT Labo, tỉnh Camarines Norte, Philippines, công suất ước tính lên tới 65 MW, hai là nằm tại ngọn núi lửa Mt Isarog, tỉnh Camarines Sur, Philippines với công suất ước tính khoảng 70 MW.

Các vùng được đánh giá là có nhiều tiềm năng địa nhiệt nhất tại Philippines là: Cagayan, Oriental Mindoro, Benguet, Palawan, Laguna và Surigao Del Norte. Philippines được bao quanh bởi Thái Bình Dương và một phần Ấn Độ Dương. Quốc gia này nằm trong vùng địa chất có những dải núi lửa ngầm lớn nhất tại Thái Bình Dương, một vài ngọn núi lửa trong đó vẫn còn hoạt động. Trong khi đó, theo đánh giá của Chương trình Hỗ trợ quản lý lĩnh vực năng lượng (Esmap) của Ngân hàng Thế giới (WB) điện địa nhiệt có thể trở thành một sự lựa chọn trong phát triển năng lượng sạch nhằm đảm bảo an ninh năng lượng tại khu vực Mỹ Latinh.



Nghiên cứu trên cho biết WB nhận định năng lượng địa nhiệt tạo ra nguồn điện năng thân thiện với môi trường và chi phí rẻ hơn so với sử dụng nguyên liệu hóa thạch như dầu mỏ và than đá để sản xuất điện. Hơn nữa, là một nguồn năng lượng tái tạo, điện địa nhiệt giúp cải thiện và đảm bảo an ninh cung cấp điện. 

Tuy nhiên, theo WB, việc phát triển điện địa nhiệt vấp phải những khó khăn về chi phí đầu tư ban đầu. Theo tính toán, chi phí ban đầu cho thăm dò và khoan từ 3 tới 5 giếng địa nhiệt vào khoảng 20 - 30 triệu USD. Ngoài ra, việc xác nhận và kiểm chứng nguồn địa nhiệt cũng phải mất từ 2 - 3 năm và cần thêm từ 3 - 5 năm nữa để tiến hành khoan giếng nhằm đảm bảo việc cung cấp hơi nước và xây dựng nhà máy.

Nằm trong vành đai núi lửa Thái Bình Dương, Mỹ Latinh luôn phải đối diện nguy cơ thảm họa từ hàng trăm ngọn núi lửa đang trong thời kỳ hoạt động, song đây cũng đồng thời là nguồn năng lượng địa nhiệt đầy tiềm năng nhưng chưa được khai thác nhiều của khu vực này. Hiệp hội Năng lượng địa nhiệt quốc tế khẳng định đây là nguồn năng lượng có khối lượng phát thải khí gây nhà kính thấp nhất khi sản xuất 1 kilowatt điện năng.

Trong khi đó, theo nghiên cứu của các nhà khoa học Mexico, trung bình mỗi ngọn núi lửa đang hoạt động có tiềm năng sản xuất được 1 gigawatt điện. Một trong những quốc gia đi đầu trong lĩnh vực này là Mexico, nước từng xây dựng nhà máy điện địa nhiệt đầu tiên tại Mỹ Latinh vào năm 1970 và hiện đứng thứ 3 thế giới về sản lượng điện địa nhiệt, với 839 megawatt. Mexico đặt chỉ tiêu nâng tỷ lệ năng lượng tái tạo ở mức 18% hiện tại lên mức 35% vào năm 2024, trong đó bao gồm kế hoạch khai thác triệt để hơn 25 ngọn núi lửa đang hoạt động đã được thống kê cho tới nay.

Tiếp đến là Costa Rica, nước hiện đứng thứ 7 thế giới về sản lượng điện địa nhiệt. Trong năm 2015, có tới 96% lượng điện mà quốc gia Trung Mỹ với 5 triệu dân này sản xuất là từ các nguồn năng lượng sạch, bao gồm 83% là thủy điện và 13% là điện địa nhiệt. Ngoài ra, các quốc gia Mỹ Latinh khác cũng có tiềm năng điện địa nhiệt to lớn là Chile, Bolivia, Argentina, Colombia, Ecuador và Nicaragua.

Với Chile, năm 2017, nước này định mở mỏ địa nhiệt đầu tiên ở cao nguyên Andean. Với tổng vốn đầu tư là 320 triệu USD, nhà máy điện địa nhiệt Cerro Pabellon sẽ trở thành nhà tiên phong ở Nam Mỹ với công suất lắp đặt là 48 mW. Khi vận hành, nhà máy có thể tạo ra lượng điện đủ cho 154.000 hộ gia đình/năm.

Theo WB, việc phát triển điện địa nhiệt vấp phải những khó khăn về chi phí đầu tư ban đầu. Theo tính toán, chi phí ban đầu cho thăm dò và khoan từ 3 tới 5 giếng địa nhiệt vào khoảng 20 - 30 triệu USD. Ngoài ra, việc xác nhận và kiểm chứng nguồn địa nhiệt cũng phải mất từ 2 - 3 năm và cần thêm từ 3 - 5 năm nữa để tiến hành khoan giếng nhằm đảm bảo việc cung cấp hơi nước và xây dựng nhà máy.

Hiện tại năng lượng địa nhiệt mới chỉ tăng trưởng ở mức trung bình là 3-4%/năm, cung cấp 12 gigawatt điện/ năm. Đây chỉ là một phần nhỏ của tiềm năng thực sự của địa nhiệt điện ước tính lên tới 100 gigawatt. Chỉ có 24/90 quốc gia có tiềm năng địa nhiệt thực sự tận dụng được nguồn tài nguyên này.


Chia sẻ bài viết

Author:

Mong rằng những bài viết được viết và tổng hợp trên blog này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn. Chúc một ngày vui vẻ !

0 comments: