SQL Server cho người mới bắt đầu

SQL Server cho người mới bắt đầu

SQL server là một trong nhiều hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ được sử dụng phổ biến hiện nay. Được phát triển bởi Microsoft, SQL server có đủ các phiên bản dành cho mọi nhu cầu phát triển của bạn và doanh nghiệp.

SQL server là gì?
SQL server là một dạng hệ quản trị cơ sở dữ liệu quan hệ (Relational Database Management System - Viết tắt là RDBMS). Nó được phát triển bởi gã khổng lồ trong làng công nghệ Microsoft vào năm 1989 và vẫn được sử dụng rộng rãi đến ngày nay. 

Có thể khi thấy chữ server thì nhiều bạn sẽ có những hiểu nhầm ở đây. Chúng ta sẽ cùng làm rõ về khái niệm SQL server bằng cách xem qua những đặc tính dưới đây của nó nhé:

+ Thứ nhất, server là một thiết bị phần cứng nhưng SQL server thì về bản chất nó là một sản phẩm phần mềm. Nó được các kỹ sư của Microsoft xây dựng và phát triển tử cách đây gần 30 năm rồi. Vì là sản phẩm phần mềm nên nó được cài trên các thiết bị phần cứng như server.

+ Thứ hai, nó có chức năng chính là lưu trữ và truy xuất dữ liệu theo yêu cầu của các ứng dụng phần mềm khác. Chúng ta sẽ lưu trữ dữ liệu vào đó và sử dụng các câu lệnh để tìm kiếm dữ liệu khi cần.

+ Thứ ba, nó sử dụng câu lệnh SQL (Transact-SQL) để trao đổi dữ liệu giữa máy khách (máy Client) và máy cài SQL Server.

Cấu trúc cơ bản của SQL server

Nhìn vào ảnh trên chúng ta có thể thấy được một SQL server cơ bản gồm có ba phần chính:

SQLOS
SQLOS là viết tắt của hệ điều hành SQL server. Đây là tầng cuối cùng trong kiến trúc tổng thể của SQL server. Tại đây sẽ chịu trách nhiệm xử lý các nhiệm vụ như quản lý bộ nhớ, lên lịch nhiệm vụ, khoá dữ liệu nhằm tránh các xung đột ngoài ý muốn có thể xảy ra mỗi khi thực hiện các thao tác cập nhật.

Database engine
Đây là một công cụ có chức năng quản lý việc lưu trữ, xử lý và bảo mật dữ liệu. Trong đây sẽ bao gồm rất nhiều các công cụ khác nhau như một công cụ lưu trữ quản lý các tệp, bảng, trang, chỉ mục, bộ đệm dữ liệu và giao dịch cơ sở dữ liệu. 

External protocol
Đây là các giao thức được sử dụng để giao tiếp với Database engine. Nó bao gồm TCP/IP hay VIA (Virtual Interface Adapter),...

SQL server dùng để làm gì?
Tạo và duy trì cơ sở dữ liệu
Mục đích đầu tiên của SQL server đó chính là dùng để lưu trữ và duy trì cơ sở dữ liệu. Lúc này bạn có thể hình dung SQL server nó giống như một cái kho (hub) vậy. Dữ liệu được tổng hợp và đổ dồn vào cái hub đó. 

Nhưng dữ liệu ở đây không phải là được lưu trữ một cách bừa bãi và không theo một quy luật nào cả. Để tiện cho các truy vấn của người dùng khi tìm kiếm dữ liệu trong hub này, dữ liệu khi được đưa vào SQL server được lưu trữ một cách có chủ đích. Người dùng sẽ tận dụng các công cụ lưu trữ hiện có để phân loại và sắp xếp dữ liệu cho hợp lý. 

Phân tích dữ liệu và tạo báo cáo
Khi dữ liệu được đưa vào để lưu trữ trong SQL server theo một cách có chủ đích, chúng ta có thể thực hiện phân tích những dữ liệu đó sử dụng SSAS – SQL Server Analysis Services.

Ngoài ra một tính năng khác của SQL server đó là việc hỗ trợ khả năng xuất báo cáo cho những phần dữ liệu được lưu trữ đó. Đương nhiên lúc này chúng ta sẽ cần phải sử dụng các công cụ để tạo báo cáo riêng có tên gọi là SSRS – SQL Server Reporting Services.
So sánh SQL và NoSQL - 2 loại hình cơ sở dữ liệu phổ biến nhất hiện nay

So sánh SQL và NoSQL - 2 loại hình cơ sở dữ liệu phổ biến nhất hiện nay

Cơ sở dữ liệu (Database) đã và đang ngày càng chứng tỏ tầm quan trọng của nó trong thời đại 4.0 hiện nay. 2 trong những công cụ để thực hiên thao tác với cơ sở dữ liệu phổ biến hiện nay chính là SQL và NoSQL. Vậy sự khác nhau giữa chúng là gì?


Khái niệm SQL và NoSQL
SQL là gì?
SQL (Structured Query Language) là ngôn ngữ truy vấn cấu trúc, dùng để xử lý cơ sở dữ liệu quan hệ. SQL được chia thành các mệnh đề, biểu thức, toán tử, truy vấn và truy vấn con.

Lập trình SQL có thể được sử dụng hiệu quả để chèn, tìm kiếm, cập nhật, xóa các bản ghi cơ sở dữ liệu. SQL có thể làm rất nhiều thứ, bao gồm nhưng không giới hạn các việc như tối ưu hóa và duy trì cơ sở dữ liệu.

Các cơ sở dữ liệu quan hệ như cơ sở dữ liệu MySQL, Oracle, MS SQL Server, Sybase, vv sử dụng SQL.

NoSQL là gì?
NoSQL (None-Relational SQL) là ngược lại so với SQL, được sử dụng với mục đích tương đối giống như SQL, nhưng là đối với cơ sở dữ liệu không quan hệ, không yêu cầu một lược đồ cố định và dễ dàng mở rộng. Cơ sở dữ liệu NoSQL được sử dụng cho các kho dữ liệu phân tán với nhu cầu lưu trữ dữ liệu khổng lồ. NoSQL được sử dụng cho Big Data (dữ liệu lớn) và các ứng dụng web thời gian thực.

Một hệ thống cơ sở dữ liệu NoSQL bao gồm một loạt các công nghệ cơ sở dữ liệu có thể lưu trữ dữ liệu có cấu trúc, bán cấu trúc, không có cấu trúc và đa hình.
Tìm hiểu sâu về Điện toán biên (Edge Computing)

Tìm hiểu sâu về Điện toán biên (Edge Computing)

Điện toán biên là gì?
Thực tế cũng không quá khó để bạn có thể nắm rõ được khái niệm điện toán biên là gì. Về cơ bản, điện toán biên là mô hình điện toán phân tán, trong đó việc tính toán phần lớn hay thậm trí được thực hiện hoàn toàn trên các node thiết bị phân tán, được gọi là thiết bị thông minh hay thiết bị "ranh giới", thay vì chủ yếu diễn ra trên môi trường đám mây tập trung. Khi tìm hiểu về điện toán biên là gì bạn có thể thấy vai trò chính của điện toán biên là cung cấp tài nguyên máy chủ, phân tích dữ liệu và trí tuệ nhân tạo gần hơn với các nguồn thu thập thông tin dữ liệu và các hệ thống vật lý không gian mạng, như cảm biến và bộ truyền động thông minh.





Khám phá mô hình điện toán biên
+ Lớp Cloud: Lớp Cloud trong mô hình điện toán biên là gì? Thực tế, đây là một nền tảng dữ liệu lớn giúp phân tích các tác vụ phức tạp và tốn nhiều thời gian như Big Data, Machine Learning,...

+ Lớp điện toán biên: Có thể thấy, lớp điện toán biên sẽ nằm ngay cạnh hay gần các thiết bị IoT để kết nối và xử lý các dữ liệu cục bộ của hàng tỷ thiết bị IoT. Khái niệm về điện toán biên là gì được sử dụng để mô tả các trung tâm tính toán nằm giữa đám mây (Cloud) nhưng gần các thiết bị (Devices) sẽ được gọi là biên. Ngoài ra, khái niệm về điện toán biên là gì còn chỉ ranh giới tính toán giữa môi trường Internet và môi trường mạng cục bộ.

+ Các thiết bị IoT: Khi tìm hiểu về điện toán biên là gì bạn sẽ thấy các thiết bị IoT quan trọng như các cảm biến (Sensors), các thiết bị đo đạc, điều khiển (Controller),...

Trên thực tế, hầu hết các doanh nghiệp lớn đều phát triển theo hình thức xây dựng, triển khai các chi nhánh, cơ sở sản xuất kinh doanh khác nhau. Các hệ thống điện toán biên sẽ được thiết kế để có thể dễ dàng thu thập và quản lý các thiết bị IoT trong một khu vực nhất định. Qua đó, các doanh nghiệp có thể kết hợp các khối lượng dữ liệu đã được phân tích ở nhiều vị trí địa lý khác nhau để có thể phân tích chuyên sâu hơn nữa tại tầng Cloud, điều này giúp tìm ra các khoảng trống (gaps) và tối ưu phương thức sản xuất/kinh doanh theo thời gian.

Nguyên lý hoạt động của điện toán biên là gì?
Sau khi hiểu được điện toán biên là gì thì việc nắm rõ được nguyên lý hoạt động của điện toán biên là gì cũng là điều vô cùng cần thiết. Để mô tả một cách dễ dàng nguyên lý hoạt động của điện toán biên là gì bạn có thể hình dung về các thiết bị thông minh, khi lúc này một cảm biến IoT sẽ tạo ra hàng triệu dữ liệu một giây. Đối với điện toán đám mây thì thông tin dữ liệu sẽ ngay lập tức được chuyển tới cơ sở dữ liệu đám mây - trung tâm nơi xử lý và lưu trữ.

Khi có các yêu cầu, máy chủ ngay lập tức sẽ đưa ra phản hồi trở lại thiết bị nhận để thực hiện phân tích dữ liệu thu được và toàn bộ quá trình diễn ra chỉ ít hơn một giây để hoàn tất. Khi tìm hiểu về điện toán biên là gì, bạn sẽ thấy nó không cần phải gửi dữ liệu thu về được từ các cảm biến IoT. Bên cạnh đó, các thiết bị hay nút mạng gần nhất sẽ có nhiệm vụ tự động xử lý dữ liệu sau đó phản hồi lại, các cảm biến thiết bị được triển khai từ xa yêu cầu cần phải có thời gian thực. Hệ thống điện từ đám mây cũng thường có xu hướng xử lý chậm khi gặp phải trường hợp này, nhất là khi việc đưa ra quyết định cần được thực hiện trong thời gian ngắn tính bằng micro giây. Nếu không tìm hiểu về điện toán biên là gì chắc hẳn bạn sẽ không để ý đến điều này.
2022 - Top 3 nhà cung cấp Free VPS

2022 - Top 3 nhà cung cấp Free VPS

Bạn đang có nhu cầu trải nghiệm Free VPS nhưng chưa biết nên lựa chọn nhà cung cấp nào uy tín? Trên thị trường hiện nay, có rất nhiều nhà cung cấp Free VPS, tuy nhiên, nếu bạn không lựa chọn đúng nhà cung cấp uy tín cho mình, rất có thể chúng sẽ mang lại những rủi ro không đáng có cho bạn. Dưới đây, hãy cùng tham khảo qua 3 nhà cung cấp dịch vụ Free VPS mà bạn nên cân nhắc lựa chọn nhé!



Tổng quan về Free VPS
Trước hết, chúng ta hãy cùng tìm hiểu sơ lược về Free VPS nhé! Đây là một loại dịch vụ được các nhà cung cấp Free VPS tạo ra để hỗ trợ người dùng trong các công việc mà Hosting thông thường không làm được, và các dịch vụ cho thuê máy ảo này được cung cấp miễn phí cho khách hàng.

Đương nhiên, vì đây là loại hình dịch vụ cho thuê máy ảo miễn phí, nên chắc chắn chúng sẽ không có cấu hình đủ mạnh, cũng như không có các tính năng cao cấp như các loại dịch vụ VPS trả phí khác. Thông thường, các nhà cung cấp Free VPS đều sẽ có các gói VPS trả phí để bạn nâng cấp lên khi cần, để đáp ứng hiệu quả cho công việc của bạn một cách tốt hơn.

Dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm hiểu về top 3 nhà cung cấp Free VPS đáng dùng nhất nhé! Đây là những nhà cung cấp uy tín trên thị trường, sẽ mang lại chất lượng và mức độ đảm bảo an toàn cho thông tin dữ liệu của bạn một cách tốt nhất. 

1. Microsoft Azure
Ắt hẳn mọi người đã không quá xa lạ với Microsoft - một cái tên hàng đầu trong lĩnh vực công nghệ thông tin hiện nay. Do đó, các gói dịch vụ cho thuê máy ảo như Free VPS tại Microsoft cũng là một sự lựa chọn phổ biến đối với nhiều nhà phát triển và công ty hiện nay.

Chỉ với một vài thao tác đơn giản và nhanh chóng, bạn hoàn toàn đã có thể hoàn tất việc đăng ký và bắt đầu trải nghiệm Free VPS tại Microsoft. Bạn cần phải có thẻ tín dụng để đăng ký sử dụng dịch vụ. Tuy nhiên, điểm mạnh của nhà cung cấp Free VPS này là bạn có thể trải nghiệm máy chủ ảo miễn phí trong khoảng thời gian lên đến 12 tháng! Một khoảng thời gian đủ dài để bạn trải nghiệm mọi tính năng mình cần.
 

Sau khoản thời gian 12 tháng miễn phí của Free VPS tại Microsoft, bạn có thể lựa chọn nâng cấp gói dịch vụ của mình thành gói VPS trả phí hoặc lựa chọn ngưng sử dụng, tùy vào mục đích và nhu cầu của bạn.
Thuê VPS - Những điều phải biết

Thuê VPS - Những điều phải biết

Trước khi lựa chọn thuê VPS, có một số quy tắc, điểm lưu ý mà bạn bắt buộc cần biết để có thể lựa chọn được dịch vụ VPS phù hợp nhất với mình, tránh “tiền mất tật mang”. Vậy, các yếu tố đó là gì? Hãy cùng tìm hiểu cụ thể qua bài viết dưới đây nhé!


Lợi ích của việc thuê VPS là gì?
Chúng ta đã nghe qua rất nhiều về máy chủ ảo VPS, tuy nhiên, chúng mang lại lợi ích gì cho chúng ta? 
 
Đầu tiên, khi bạn thuê VPS, bạn sẽ có thể đảm bảo tất cả các dữ liệu của bản thân được lưu trên Website sẽ được lưu trữ một cách an toàn, không bị DdoS tấn công. Bên cạnh đó, việc thuê VPS sẽ giúp bạn sở hữu một máy chủ ảo VPS riêng, bạn có toàn quyền kiểm soát hệ thống này theo ý mình. 

Thuê VPS sẽ giúp bạn tiết kiệm được một khoản chi phí lớn so với việc bạn tự đầu tư vào máy chủ vật lý riêng. Vì nếu lựa chọn máy chủ vật lý, bạn sẽ phải đầu tư thêm chi phí vào các khoản như thuê nhân viên IT vận hành, chi phí bảo trì phần cứng…

Do đó, hiện nay rất nhiều doanh nghiệp đã tìm đến dịch vụ VPS với mục đích tiết kiệm chi phí cho doanh nghiệp nhưng vẫn đảm bảo được các Website, phần mềm của bạn vẫn hoạt động ổn định.

Những lưu ý khi thuê VPS bạn cần biết
Có nên thuê luôn người vận hành máy chủ ảo VPS?
Đây là một trong những yếu tố quan trọng mà bạn cần xem xét khi đưa ra lựa chọn thuê VPS, vì nó sẽ ảnh hưởng khá lớn đến cách vận hành máy chủ cũng như hiệu suất công việc của bạn. 
 
Nếu bạn lựa chọn không thuê người vận hành máy ảo, lúc này, bạn phải là người quản lý. Bạn cần phải đảm bảo rằng máy chủ ảo VPS của bản thân luôn được hoạt động ổn định và liên tục. Nếu trong trường hợp phần mềm hoặc máy chủ bị lỗi, bị gặp phải vấn đề bất kỳ nào đó, bạn phải là người trực tiếp xem xét và giải quyết vấn đề đó.

Ngược lại, nếu khi thuê VPS, bạn lựa chọn tìm cho mình một người vận hành máy chủ ảo thì điều này sẽ dễ dàng hơn cho bạn. Người đó sẽ chịu trách nhiệm cho tất cả các hoạt động vận hành của máy chủ ảo. 
Xây dựng Cloud Server đơn giản cho người mới

Xây dựng Cloud Server đơn giản cho người mới

Dịch vụ Cloud Server là một trong những nền tảng công nghệ đã được nhiều cá nhân, doanh nghiệp sử dụng hiện nay. Nếu bạn đang muốn tìm hiểu cách xây dựng Cloud Server với các thông số kỹ thuật, tài nguyên phù hợp với nhu cầu và mục đích sử dụng của bản thân thì hãy  tìm hiểu kỹ hơn thông qua nội dung bên dưới nhé!


Tổng quan về dịch vụ Private Cloud
Trong bài này, sẽ hướng dẫn bạn cách xây dựng Cloud Server dưới hình thức Private (đám mây cá nhân). Đây là mô hình đám mây sẽ mang lại cho bạn độ bảo mật cao và tính riêng tư tốt nhất, giúp bạn có thể bảo vệ thông tin của bản thân một cách hiệu quả tối đa.

Hiện nay, các dịch vụ Private Cloud đang được rất nhiều người, rất nhiều doanh nghiệp sử dụng cho nhiều mục đích khác nhau, nhờ vào các ưu điểm sau:

Hiệu suất cao
Việc triển khai các dịch vụ Cloud Private sẽ tạo ra các nhóm tài nguyên phần cứng chuyên dụng và hiệu suất cao, đảm bảo khả năng tính toán dữ liệu và độ ổn định cao cho các nguồn tài nguyên trọng yếu, do đó đáp ứng được nhu cầu của người dùng. Một ví dụ điển hình là khi chúng ta cần vận hành một hệ thống cơ sở dữ liệu database lớn và cần quyền truy cập trực tiếp với các lớp phần cứng bên dưới, điều này sẽ không hoạt động tốt trên các nền tảng Public Cloud thông thường. 
 
Do đó, nhiều doanh nghiệp tìm hiểu và muốn tự xây dựng Cloud Server cho bản thân là điều đương nhiên.

Phù hợp với định hướng kinh doanh của nhiều doanh nghiệp
Việc sử dụng các dịch vụ đám mây riêng tư có thể sẽ phù hợp với nhiều doanh nghiệp. Đôi khi, các doanh nghiệp sử dụng dịch vụ Private Cloud lại sẽ tối ưu hóa chi phí cho bản thân doanh nghiệp đó một cách tốt hơn, thông qua 2 cách:

    - Các chi phí ẩn liên quan đến các hệ thống phần cứng và phần mềm bên trong doanh nghiệp công ty, có thể được tận dụng để khai phá triệt để tác dụng của nó cho một dịch vụ Private Cloud. Đó là lý do các doanh nghiệp tìm đến việc xây dựng Cloud Server cho mình.

      - Nếu doanh nghiệp lựa chọn sử dụng Public Cloud thì khi sử dụng nhiều, mức chi phí cho dịch vụ này có thể cao hơn việc tự xây dựng Cloud Server cho mình. Mặc dù các dịch vụ Public Cloud có thể sẽ có chi phí rẻ hơn, nhưng khi doanh nghiệp phát triển tới một mức độ nhất định, hệ thống này sẽ tốn kém hơn việc tự xây dựng Cloud Server (với hình thức Private Cloud) trong doanh nghiệp rất nhiều.
Các nguyên liệu chính để sản xuất bia

Các nguyên liệu chính để sản xuất bia

Bia được sản xuất từ các nguyên liệu chính là malt đại mạch, hoa houblon và nước. Để tiết kiệm nguồn đại mạch hoặc để sản xuất một vài loại bia thích hợp với thị hiếu của người tiêu dùng, phù hợp với từng khu vực, từng địa phương khác nhau thì bên cạnh malt đại mạch, có thể dùng thêm các nguyên liệu phụ như bột mì, bột gạo, bột ngô, thậm chí có thể dùng cả bột đậu tương đã tách béo. Tuy nhiên cho đến nay, bia trên toàn thế giới được sản xuất theo công thức chung sau đây:

BIA = MALT ĐẠI MẠCH + HOUBLON + NƯỚC

Đây là ba nguyên liệu chính để sản xuất bia. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện nay nguyên liệu chính để sản xuất bia phải nhập từ nước ngoài, đó là malt đại mạch và hoa houblon, nhiều năm nay ở Việt Nam đã nghiên cứu trồng cây đại mạch và hoa houblon ở một số vùng phía Bắc, Lâm Đồng nhưng năng suất rất thấp, chất lượng cả malt đại mạch lẫn hoa houblon đều chưa đạt yêu cầu. Hiện nay, Viện nghiên cứu cây trồng nước ta đang nghiên cứu để cải thiện năng suất lẫn chất lượng, để dần dần có thể tiến tới thay thế hoặc hạn chế nhập khẩu malt đại mạch và hoa houblon.

1. Nguyên liệu nước trong sản xuất bia
Trong sản xuất bia nước là một nguyên liệu không thể thay thế được. Nước chiếm khoảng (77÷90)% trong bia thành phẩm, để sản xuất 1 lít bia cần phải tiêu tốn khoảng 25 lít nước. Trên dây chuyền công nghệ chính, nước dùng trong quá trình nấu, pha loãng dung dịch đường để lên men, thậm chí nước còn là một chất tại lạnh trung gian có nhiều tính ưu việt cung cấp lạnh cho quá trình làm lạnh nhanh dịch lên men, cũng như các quá trình lên men,..., nước dùng làm sạch môi trường nhà máy công nghệ sản xuất bia, nước cung cấp cho nồi hơi, ngoài ra nước đóng vai trò quan trọng trong việc hình thành vị của sản phẩm, nước dùng để uống, vì thế nước trở thành thành phần chính của dây chuyền công nghệ sản xuất bia.

Nước dùng trong công nghệ sản xuất bia đòi hỏi phải đạt những chỉ tiêu chất lượng quan trọng như: độ cứng, độ pH, hàm lượng khoáng chất và chỉ tiêu về vi sinh,....

Độ cứng của nước là hàm lượng muối canxi (Ca2+) và magiê (Mg2+) hòa tan, trong đó chỉ số hóa học đặc trưng cho độ cứng của nước là tổng hàm lượng tính bằng miligam – đương lượng các ion Ca2+ và Mg2+ trong 1 lít nước. Nước chứa dưới 1,5 mg – đương lượng Ca2+ và Mg2+/ 1 lít được coi là nước rất mềm; từ (1,5÷3) mg – đương lượng Ca2+ và Mg2+/ 1 lít được coi là nước mềm; từ (3÷6) mg – đương lượng Ca2+ và Mg2+/ 1 lít được coi là nước có độ cứng trung bình; từ (6÷10) mg đương lượng Ca2+ và Mg2+/1 lít được coi là nước cứng; lớn hơn 10 mg đương lượng Ca2+ và Mg2+/1 lít được coi là nước rất cứng.

Nước dùng cho sản xuất bia tốt nhất là nước rất mềm hoặc ít ra là nước mềm, thích hợp nhất là nước có độ cứng tạm thời khoảng 0,7 mg - đương lượng Ca2+ và Mg2+/1 lít, độ cứng vĩnh cửu khoảng (0,4 ÷0,7) mg – đương lượng Ca2+ và Mg2+/ 1 lít.

Nước dùng trong công nghệ sản xuất bia luôn phải được kiểm tra trước khi đưa vào sử dụng, nếu nước không đạt chất lượng thì nó là nguyên nhân gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng sản phẩm, đôi khi nó làm cho sản phẩm bị hư hoặc chứa nhiều độc tố do các sản phẩm phụ sinh ra. Nhất là khi nước đã nhiễm một lượng vi sinh vật lớn, chính các vi sinh vật này tham gia trong quá trình lên men tạo ra những sản phẩm ngoài ý muốn.

Nước dùng trong công nghệ sản xuất bia phải đạt được những chỉ tiêu hóa lý và vi sinh như ở bảng 1 bên dưới.


Nước dùng trong công nghệ sản xuất bia trước khi đưa vào sử dụng phải qua thiết bị xử lý nước riêng của nhà máy và được tiệt trùng, đảm bảo các chỉ tiêu chất lượng.

2. Malt đại mạch
Đại mạch là một loại ngũ cốc, được chia làm hai nhóm: đại mạch mùa đông (gieo hạt mùa đông, thu hoạch vào mùa hè) và đại mạch mùa xuân (gieo hạt mùa xuân, thu hoạch vào mùa thu). Chu kỳ sinh trưởng của đạt mạch thông thường từ 100 đến 120 ngày.

Hạt đại mạch được cấu tạo từ ba bộ phận chính: vỏ, nội nhũ và phôi. Thành phần hóa học của hạt đại mạch tính theo hàm lượng chất khô, theo bảng 2 bên dưới.

Bảng 2. Thành phần hóa học của hạt đại mạch


Trọng lượng trung bình của hạt đại mạch khoảng từ (40 ÷ 50) g/ 1000 hạt, kích thước hạt tương đối nhỏ, nó có hình dạng gần giống như hạt lúa.

Malt đại mạch là nguyên liệu chính để sản xuất bia, mált là sản phẩm được sản xuất từ hạt đại mạch, khi cho hạt đại mạch nẩy mầm trong những điều kiện nhân tạo sau đó loại bỏ mầm sấy khô sẽ thu được đại mạch, những hạt này sau đó được bảo quản.

Qua quá trình nẩy mầm một lượng lớn enzyme xuất hiện và tích tụ trong hạt đại mạch nẩy mầm. Trong đó chủ yếu là enzyme amilaza, proteaza, và một số các enzyme khác, những enzyme này rất hữu ít bởi vì nó tham gia vào quá trình xúc tác sinh học trong quá trình sản xuất bia. Chất lượng malt được quyết định bởi các giống đại mạch, các loại malt đại mạch khác nhau sẽ cho chất lượng bia khác nhau. Malt được dùng trong sản xuất bia là loại malt được sản xuất từ các đại mạch hạt to, vỏ mỏng, hàm lượng protein thấp, độ hòa tan cao không gây khó khăn trong quá trình xử lý. Quá trình đường hóa cũng như lọc bã làm cho bia có độ trong cao, bảo quản được lâu. Các enzyme trong malt đại mạch là những nhân tố thực hiện việc chuyển hóa các chất trong thành phần hạt đại mạch (tinh bột “polyglucoza”, protein, celuloza,...) thành nguyên liệu mà nấm men có thể sử dụng được để tạo ra bia (các loại đường, các axit amine tự do, các vitamine, chất khoáng đa vi lượng,...).


Các phương pháp làm hạt nẩy mầm và làm khô hạt khác nhau sẽ cho ra các nguyên liệu làm bia khác nhau và sản phẩm bia có chất lượng khác nhau. Thành phần hóa học chính của malt khô tính theo % chất khô (CK) cho trong bảng 3.

Bảng 3. Thành phần hóa học của malt khô

Đối với công nghệ sản xuất bia, malt có tỷ lệ hàm lượng
Gluxit/protein = (70÷75)%CK / (10÷14)%CK là tỷ lệ cân đối thích hợp nhất cho công nghệ nấu bia, ứng với tỷ lệ này bia sản phẩm có màu sắc, mùi vị đặc trưng. Malt dùng để sản xuất bia phải đạt các thông số kỹ thuật (hóa lý và vi sinh) như ở bảng 4.

Bảng 4. Các thông số kỹ thuật của malt dùng sản xuất bia


Malt phải luôn được giữ trong kho khô ráo thoáng mát để phòng chuột, mối và các loại côn trùng phá hoại. Thường xuyên đảo trộn malt và thổi không khí khô vào kho, nhiệt độ bảo quản malt nhỏ hơn hoặc bằng 30°C để tránh sự hoạt động của men và vi sinh vật làm tiêu hao các chất dinh dưỡng trong malt, làm giảm chất lượng malt, đồng thời đảm bảo hoạt lực của các hệ men nhất là amilaza và proteaza.

3. Hoa houblon
Sau malt đại mạch và nước thì hoa houblon là nguyên liệu chính thứ ba cũng không thể thiếu được trong công nghệ sản xuất bia, là nhân tố góp phần quan trọng tạo ra mùi vị đặc trưng của bia (mùi thêm thơm dễ chịu, có vị đắng chát nhẹ) tạo màu vàng cho bia, tạo bọt và giữ bền độ bọt. Ngoài ra hoa houblon còn được sử dụng như một chất bảo quản cho bia (sát trùng, tăng tính ổn định cho các thành phần bia,...), làm trong bia tạo được kết tủa protein (albumine) khi chúng chưa được thủy phân hết.
Tìm hiểu về Database (cơ sở dữ liệu)

Tìm hiểu về Database (cơ sở dữ liệu)

Trong thời đại công nghệ thông tin phát triển như hiện nay, việc hiểu và nắm rõ về khái niệm Database là gì là vô cùng cần thiết cho những người làm trong lĩnh vực này. Bởi lẽ, trên thực tế Database là một phần không thể thiếu trong việc xây dựng và phát triển các ứng dụng, phần mềm trên thế giới.


Database là gì?
Đây là một thuật ngữ khá quen thuộc và được sử dụng nhiều trong lĩnh vực dữ liệu, lập trình phần mềm, công nghệ thông tin, Website,.... Về cơ bản, thì Database (cơ sở dữ liệu) là một tập hợp hoặc một bộ những dữ liệu có liên quan đến nhau. Những dữ liệu này được thiết kế để đáp ứng nhu cầu về thông tin của một tổ chức. Database được duy trì dưới dạng một tập hợp các tập tin trong hệ điều hành hay được lưu trữ trong các hệ quản trị cơ sở dữ liệu. Ví dụ điển hình về Database như danh sách học sinh trong lớp, bảng chấm công nhân viên,... Với hình thức liên tưởng như vậy, có thể thấy, định nghĩa về Database là gì cũng không quá khó hiểu phải không? 

Vậy, vai trò của Database là gì?
Database đóng một vai trò quan trọng trong khi làm việc với hệ thống dữ liệu. Người dùng có thể truy cập hệ cơ sở dữ liệu dễ dàng và nhanh chóng hơn. Database chính là cơ sở nguồn để người dùng có thể truy xuất ra những thông tin cần thiết.

Đặc điểm chính của Database chính là việc có thể truy xuất ra những thông tin dữ liệu bằng nhiều hình thức khác nhau. Các nội dung truy xuất dữ liệu được đảm bảo toàn vẹn dữ liệu ở mức độ cao. Bên cạnh đó, khi truy xuất các thông tin dữ liệu này hoàn toàn sẽ không bị trùng lặp. Một cơ sở dữ liệu Database cho phép nhiều người dùng đồng thời truy cập trong cùng một thời gian.

5 thành phần chính của Database
Phần cứng 
Phần cứng là một thành phần vô cùng quan trọng, bao gồm các thiết bị vật lý, điện tử như máy tính, các thiết bị I/O, thiết bị lưu trữ,... Chính điều này, sẽ góp phần tăng sự tương tác giữa máy tính và hệ thống thực.

Phần mềm
Với phần mềm, đây thực chất là các chương trình được sử dụng để quản lý và điều khiển các Database. Nó cũng bao gồm bản thân các Database phần mềm, hệ điều hành, phần mềm mạng lưới, được sử dụng để chia sẻ dữ liệu giữa những người dùng với nhau và các chương trình ứng dụng để truy cập vào dữ liệu từ các Database.

Dữ liệu
Dữ liệu trong trường hợp này là những dạng tài nguyên được tổng hợp ở dạng thô. Chúng chưa được sắp xếp và cần được cấu trúc lại để trở nên hữu dụng, ý nghĩa cũng như tiện cho việc sử dụng hơn đối với người dùng. Thông thường thì dữ liệu bao gồm các sự kiện, sự quan sát, nhận thức, số liệu, ký tự, hình ảnh,... 

Quy trình
Các quy trình là tập hợp các hướng dẫn và các quy tắc để giúp người dùng có thể sử dụng các cơ sở dữ liệu một cách dễ dàng hơn. Nó giúp thiết kế và chạy các Database bằng các phương pháp được tài liệu hóa, cho phép bản thân người dùng có thể điều hành và quản lý các Database đó. Do vậy, việc nắm rõ Database là gì sẽ giúp ích khá nhiều cho người dùng ở phần này.

Ngôn ngữ truy cập Database
Thành cuối cùng chính là ngôn ngữ truy cập. Trên thực tế, ngôn ngữ truy cập Database được sử dụng để truy cập vào dữ liệu và đến từ các Database, truy cập các dữ liệu mới, cập nhật những dữ liệu đã có sẵn hay truy xuất các dữ liệu từ mọi cơ sở dữ liệu. Người dùng muốn sử dụng Database sẽ đưa ra một số yêu cầu cụ thể dưới dạng là ngôn ngữ truy cập Database. Nếu không tìm hiểu Database là gì cũng như các thành phần trong nó đóng vai trò như thế nào, hẳn người dùng sẽ gặp khó khăn khi thao tác sau này.
Tìm hiểu giải pháp vSAN (Virtual Storage Area Network) của VMWare

Tìm hiểu giải pháp vSAN (Virtual Storage Area Network) của VMWare


vSAN (Viết tắt của từ : Virtual Storage Area Network)
là một giải pháp lưu trữ từ VMWare, phát hành dưới dạng phiên bản beta từ năm 2013, được công bố rộng rãi cho công chúng vào tháng 3 năm 2014, và đã có phiên bản 6.5 vào tháng 11 năm 2016. vSAN được tích hợp đầy đủ với vSphere.

Nó là một hệ thống lưu trữ dựa trên đối tượng và là một nền tảng cho các chính sách lưu trữ máy ảo mà nhằm để đơn giản hóa các quyết định đặt vị trí lưu trữ máy ảo cho người quản trị vSphere. vSan hỗ trợ đầy đủ và được tích hợp với các tính năng vSphere cốt lõi như vSphere High Availability (HA), vSphere Distributed Resource Scheduler (DRS) và vMotion.

Những yêu cầu về hệ thống để triển khai vSAN
- vSAN yêu cầu ít nhất 3 máy chủ vSphere cài đặt phiên bản vSphere 6.5 trở lên (mỗi máy chủ có thiết bị lưu trữ cục bộ) để tạo thành một  vSAN cluster . Điều này cho phép cluster đáp ứng các yêu cầu tính sẵn sàng tối thiểu về khả năng chịu lỗi khi một máy chủ bị hỏng.

- Mỗi host cần dung lượng Ram tối thiểu là 32 GB để quản lý các nhóm ổ đĩa cài đặt vSAN, trên 1 host có chứa tối đa 5 nhóm ổ cứng ( gọi là disk group), mỗi disk group chứa tối đa 7 ổ cứng.

- Các ổ cứng  trên 1 host phải nằm cùng trong 1 RAID controller và được cấu hình passthrough hoặc RAID 0.

- Cấu hình vSAN Hybrid: ít nhất một ổ cứng flash được sử dụng làm cache và một hoặc nhiều ổ đĩa SAS, NL-SAS or SATA làm dung lượng

- Cấu hình vSAN all- flash: Một ổ đĩa SAS hoặc SATA, SSD hoặc thiết bị PCIe flash được sử dụng để lưu vào bộ nhớ đệm, và một hoặc nhiều ổ địa flash được sử dụng làm dung lượng.

- Trong vSAN hybrid, SSD sẽ được sử dụng là cache,30% dung lượng được sử dụng làm  bộ đệm ghi  dữ liệu và 70% dung lượng được sử dụng làm bộ đệm đọc để làm tăng hiệu suất khi truy cập dữ liệu.

- Trong vSAN all-flash cluster, 100% của bộ nhớ đệm được phân bổ cho việc ghi và đọc  từ các ổ cứng all - flash.

- Mỗi host phải có băng thông tối thiểu dành cho vSAN: băng thông 1 GbE cho mô hình hybrid, băng thông 10 GbE cho mô hình all-flash.s


Những lợi ích khi triển khai hệ thống vSan
  • Hiệu suất cao: vSAN sử dụng các đĩa cứng SSD làm bộ nhớ đệm để nâng cao tốc độ đọc/ghi dữ liệu.

  • Khả năng quản trị đơn giản: Khi cần bổ sung thêm dung lượng, chỉ cần gắn thêm ổ cứng cho các máy chủ hoặc bổ sung thêm máy chủ và không gây gián đoạn hệ thống.

  • Khả năng chịu lỗi: vSAN tận dụng các hệ thống card RAID từ các máy chủ vật lý để đảm bảo dữ liệu không bị mất khi các ổ cứng bị hỏng.

  • Chi phí đầu tư ban đầu thấp: Đối với hệ thống SAN truyền thống chi phí đầu tư ban đầu rất lớn, ngược lại với vSAN có thể khởi tạo hệ thống với ít nhất là 03 máy chủ vật lý.

  • Khả năng mở rộng: không gây gián đoạn hoạt động của hệ thống , một cluster vSAN chứa tối đa 64 máy chủ.

  • Tự động hóa: điều chỉnh những thay đổi để cân bằng tải trên các tài nguyên lưu trữ.

    Nguồn bài viết: Viettel IDC 
An ninh lương thực và cây trồng biến đổi gene

An ninh lương thực và cây trồng biến đổi gene


Thực phẩm biến đổi gene ngày càng được nhắc đến nhiều trong đời sống xã hội của con người. Tuy nhiên, có rất nhiều tranh cãi xoay quanh tính an toàn, giá trị dinh dưỡng cũng như ảnh hưởng của cây trồng biến đổi gene lên sức khoẻ con người. TS.BS Trương Hồng Sơn, Phó Tổng Thư ký Tổng hội Y học Việt Nam, Viện trưởng Viện Y học Ứng dụng Việt Nam đưa ra những ý kiến về vấn đề này.

Việt Nam là quốc gia chịu ảnh hưởng tiêu cực của biến đổi khí hậu ở mức độ thứ 2 trên thế giới. Ước tính, đến năm 2050, nhiệt độ trái đất nóng lên 3 độ C sẽ khiến diện tích đất trồng giảm 40%. Áp dụng công nghệ sinh học, trong đó có cây trồng biến đổi gene được coi là một trong số nhiều biện pháp giúp đảm bảo an ninh lương thực thực phẩm. Không những vậy, đây còn là giải pháp nâng cao năng suất cây trồng trong bối cảnh Việt Nam phải đối dầu với khó khăn trong tương lai.

Cây trồng biến đổi gene đã bắt đầu được phổ biến rộng rãi từ năm 1996, được coi là một trong số nhiều giải pháp giúp bảo đảm an ninh lương thực thực phẩm toàn cầu. Loại cây trồng này có nhiều tác động to lớn lên đời sống kinh tế - xã hội - môi trường, đặc biệt là công nghệ biến đổi gen kháng sâu bệnh và chống chịu thuốc trừ cỏ đã giúp làm giảm 8,2% lượng thuốc trừ sâu cần sử dụng, tăng thu nhập cho các nông hộ 186,1 tỷ USD, tăng 659 triệu tấn sản lượng nông nghiệp trên toàn cầu và làm giảm 27,1 tỷ khí thải nhà kính.

Trên thực tế, con người trong quá trình canh tác từ hàng nghìn năm nay đều cải tiến, lại tạo để tạo ra các tính trạng tốt cho cây trồng. Các tính trạng đó có thể cho sản phẩm có năng suất cao hơn, nhiều dinh dưỡng hơn, có mùi vị ngon hơn... Các phương pháp như lai giống tự nhiên, lại giống có chọn lọc, lai chéo, đột biến gene là một số kỹ thuật chúng ta thường nghe.

Sự tiến bộ của khoa học ngày càng giúp con người rút ngắn được thời gian lai tạo một giống mới và cho ra các tình trạng mong muốn một cách chuẩn xác hơn. Biến đổi gene được xem là kỹ thuật lai tạo tiến bộ nhất hiện nay khi nó cho phép con người có thể đưa vào chính xác và nhanh chóng các đặc tính mong muốn trên cây trồng (như chống chịu thuốc trừ có hay kháng sâu). Được biết trong thời gian tới, các nhà khoa học có thể tiếp tục phát triển các kỹ thuật mới như chỉnh sửa gene, tắt gene...

Vì thế, biến đổi gene là sự nâng cao của các kỹ thuật lai tạo giống hiện tại, đây là kỹ thuật mới nhưng không phải là dị biệt. Trên thực tế, thực phẩm chúng ta đang ăn hiện nay, gần như không có thực phẩm nào từ các giống cây nào là thuần chủng. Chúng đã được biến đổi gene” bằng các kỹ thuật khác nhau để phù hợp hơn với điều kiện môi trường và nhu cầu của người tiêu dùng.