Tìm hiểu giải pháp vSAN (Virtual Storage Area Network) của VMWare

Bài viết liên quan


vSAN (Viết tắt của từ : Virtual Storage Area Network)
là một giải pháp lưu trữ từ VMWare, phát hành dưới dạng phiên bản beta từ năm 2013, được công bố rộng rãi cho công chúng vào tháng 3 năm 2014, và đã có phiên bản 6.5 vào tháng 11 năm 2016. vSAN được tích hợp đầy đủ với vSphere.

Nó là một hệ thống lưu trữ dựa trên đối tượng và là một nền tảng cho các chính sách lưu trữ máy ảo mà nhằm để đơn giản hóa các quyết định đặt vị trí lưu trữ máy ảo cho người quản trị vSphere. vSan hỗ trợ đầy đủ và được tích hợp với các tính năng vSphere cốt lõi như vSphere High Availability (HA), vSphere Distributed Resource Scheduler (DRS) và vMotion.

Những yêu cầu về hệ thống để triển khai vSAN
- vSAN yêu cầu ít nhất 3 máy chủ vSphere cài đặt phiên bản vSphere 6.5 trở lên (mỗi máy chủ có thiết bị lưu trữ cục bộ) để tạo thành một  vSAN cluster . Điều này cho phép cluster đáp ứng các yêu cầu tính sẵn sàng tối thiểu về khả năng chịu lỗi khi một máy chủ bị hỏng.

- Mỗi host cần dung lượng Ram tối thiểu là 32 GB để quản lý các nhóm ổ đĩa cài đặt vSAN, trên 1 host có chứa tối đa 5 nhóm ổ cứng ( gọi là disk group), mỗi disk group chứa tối đa 7 ổ cứng.

- Các ổ cứng  trên 1 host phải nằm cùng trong 1 RAID controller và được cấu hình passthrough hoặc RAID 0.

- Cấu hình vSAN Hybrid: ít nhất một ổ cứng flash được sử dụng làm cache và một hoặc nhiều ổ đĩa SAS, NL-SAS or SATA làm dung lượng

- Cấu hình vSAN all- flash: Một ổ đĩa SAS hoặc SATA, SSD hoặc thiết bị PCIe flash được sử dụng để lưu vào bộ nhớ đệm, và một hoặc nhiều ổ địa flash được sử dụng làm dung lượng.

- Trong vSAN hybrid, SSD sẽ được sử dụng là cache,30% dung lượng được sử dụng làm  bộ đệm ghi  dữ liệu và 70% dung lượng được sử dụng làm bộ đệm đọc để làm tăng hiệu suất khi truy cập dữ liệu.

- Trong vSAN all-flash cluster, 100% của bộ nhớ đệm được phân bổ cho việc ghi và đọc  từ các ổ cứng all - flash.

- Mỗi host phải có băng thông tối thiểu dành cho vSAN: băng thông 1 GbE cho mô hình hybrid, băng thông 10 GbE cho mô hình all-flash.s


Những lợi ích khi triển khai hệ thống vSan
  • Hiệu suất cao: vSAN sử dụng các đĩa cứng SSD làm bộ nhớ đệm để nâng cao tốc độ đọc/ghi dữ liệu.

  • Khả năng quản trị đơn giản: Khi cần bổ sung thêm dung lượng, chỉ cần gắn thêm ổ cứng cho các máy chủ hoặc bổ sung thêm máy chủ và không gây gián đoạn hệ thống.

  • Khả năng chịu lỗi: vSAN tận dụng các hệ thống card RAID từ các máy chủ vật lý để đảm bảo dữ liệu không bị mất khi các ổ cứng bị hỏng.

  • Chi phí đầu tư ban đầu thấp: Đối với hệ thống SAN truyền thống chi phí đầu tư ban đầu rất lớn, ngược lại với vSAN có thể khởi tạo hệ thống với ít nhất là 03 máy chủ vật lý.

  • Khả năng mở rộng: không gây gián đoạn hoạt động của hệ thống , một cluster vSAN chứa tối đa 64 máy chủ.

  • Tự động hóa: điều chỉnh những thay đổi để cân bằng tải trên các tài nguyên lưu trữ.

    Nguồn bài viết: Viettel IDC 


Chia sẻ bài viết

Author:

Mong rằng những bài viết được viết và tổng hợp trên blog này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn. Chúc một ngày vui vẻ !

0 comments: