Từ chất thải thành nguồn nguyên liệu quý
Tại hội thảo “Công nghệ nhiệt điện than và môi trường” do Bộ Công Thương tổ chức mới đây, các chuyên gia đến từ Tập đoàn KEPCO (Hàn Quốc) khẳng định, cả 2 loại tro xỉ được thải ra từ các nhà máy nhiệt điện đều có thể được tận dụng tối đa. “Đối với chúng tôi, tro xỉ không phải là chất thải mà nó là nguồn nguyên liệu quý, bao gồm cả tro bay và tro đáy lò. Đối với tro bay, chúng tôi tái chế sử dụng trở thành nguyên liệu trong ngành xi măng, còn tro đáy lò cũng được sử dụng làm nguyên liệu trong ngành kiến trúc và xây dựng… Ngay cả đối với tro bay, chúng tôi cũng tiến hành thu hồi lại ở mức tối thiểu là 5% để làm nhiên liệu của lò, nghĩa là sử dụng làm nguyên liệu cho nhà máy, tức là quay về làm chức năng của than” - ông Linz cho biết.
Giáo sư, TS Trương Duy Nghĩa – Chủ tịch Hội Khoa học kỹ thuật Nhiệt Việt Nam khẳng định: đối với thế giới, tro xỉ của các NM nhiệt điện than được coi như một nguồn nguyên liệu quý của ngành sản
xuất VLXD. Có những nước đã cảnh báo hiện đã không đủ tro xỉ để làm nguyên liệu cho sản xuất VLXD.
Theo tính toán, cứ 1 triệu tấn tro xỉ có thể làm ra khoảng 600 triệu viên gạch không nung. Nếu cần 25 tỷ viên gạch thì phải có tới trên 40 triệu tấn tro xỉ. “Trong khi theo tính toán, đến 2030,Việt Nam mới có hơn 20 triệu tấn tro xỉ cho nên chúng tôi tin rằng lượng tro xỉ có thể sử dụng được hết, đặc biệt đối với các nhà máy nhiệt điện ở miền Nam, vì than nhập khẩu là than dễ cháy, than tốt – là nguyên liệu cao cấp, lý tưởng cho sản xuất VLXD bởi nó không còn chứa nhiều các bon chưa cháy trong tro xỉ” – TS Nghĩa phân tích.
Nhiệt điện Quảng Ninh
Hiện nay, ngoài một số ít nhà máy như Nhiệt điện Phả Lại tiêu thụ được nguồn tro bay cho sản xuất xi măng và tro xỉ được người dân quanh vùng khai thác làm gạch thủ công thì hơn 15 triệu tấn tro xỉ
đang để lãng phí, dồn ứ, chất đống, thậm chí nhiều nhà máy không còn đủ khu chứa thải. Trong khi sản xuất VLXD vẫn đang phải loay hoay với cân đối nguyên liệu đầu vào.
Ông Nguyễn Văn Thanh, Trưởng phòng An toàn sức khỏe và Môi trường (Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng thuộc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam) cho biết, Nhiệt điện Vũng Áng gần đây đã phải đình lại việc
cung cấp tro xỉ và số lượng tồn kho đã lớn. “Bây giờ thì chúng tôi đã sẵn sàng và các đối tác của chúng tôi cũng hàng ngày gọi điện hỏi bao giờ lấy được hàng... Điểm vướng mắc hiện nay là các thủ tục vì
Nghị định số 38/2015/NĐ-CP (NĐ 38) của Chính phủ có hướng dẫn, quy định rằng các đơn vị sử dụng tro xỉ đó phải được cấp phép, phải nói rõ trong báo cáo đánh giá tác động môi trường của đơn vị là có sử dụng tro xỉ của nhà máy nhiệt điệnlàm đầu vào chẳng hạn.
Tuy vậy, đa số các nhà máy sản xuất VLXD vốn dĩ mới chỉ xác định là sử dụng nguyên liệu than, vật liệu khác, đất sét để sản xuất xi măng… nên bây giờ phải chờ Thông tư hướng dẫn NĐ 38… Chúng
tôi mong muốn các bộ, ngành cần sớm xem xét và tháo gỡ cho các đơn vị có nhu cầu sử dụng tro xỉ làm vật liệu xây dựng để giải phóng lượng chất thải đang bị tồn”…
Trong khi nhiều nước trên thế giới đã tìm ra cách để tận dụng triệt để nguồn tro xỉ từ các nhà máy nhiệt điện thì ở Việt Nam, đây vẫn là nguồn chất thải nguy hại và được xử lý theo cách chôn lấp, đắp đống. Nếu không thay đổi, chúng ta sẽ lãng phí nguồn nguyên liệu lớn cho sản xuất vật liệu xây dựng (VLXD).
Tại Việt Nam trung bình mỗi năm có hơn 15,7 triệu tấn tro xỉ được thải ra từ 20 nhà máy nhiệt điện than đang vận hành với mức tiêu thụ khoảng 45 triệu tấn than/năm. Dự kiến đến năm 2020, sẽ có thêm 12 dự án nhiệt điện than được đưa vào vận hành, tổng công suất nguồn nhiệt điện than khi đó đạt 24.370 MW, lượng tro xỉ thải ra môi trường lên tới hơn 25 triệu tấn /năm.
Hệ thống băng tải than cung cấp cho Nhiệt điện Quảng Ninh
Tháo gỡ “nút thắt” cho thị trường tro xỉ
Theo ông Hoàng Quốc Vượng, Thứ trưởng Bộ Công Thương, khó khăn lớn nhất hiện nay của các dự
án nhiệt điện than là lỗ hổng trong hệ thống pháp luật, trong đó thiếu các quy chuẩn kỹ thuật về tro, xỉ sử dụng làm các loại vật liệu xây dựng, san lấp mặt bằng…
Một khó khăn nữa là chưa hình thành được thói quen tiêu dung và thị trường tiêu thụ. Việc sử dụng tro
xỉ làm gạch không nung, tạo ra sản phẩm mới cần phải được đặt ra.
“Hiện nay, thực hiện QĐ 1696/QĐ-TTg, Bộ Công thương đang phối hợp rất chặt chẽ với các bộ ngành liên quan như Bộ xây dựng… để tạo được giải pháp tổng thể cho việc sử dụng hiệu quả nguồn tro xỉ của các nhà máy nhiệt điện, từ việc xây dựng quy chuẩn kỹ thuật để sử dụng được tro xỉ của nhà
máy đến việc xây dựng pháp luật để yêu cầu các hộ tiêu thụ chuyển sang sử dụng các sản phẩm tro xỉ của các nhà máy điện thay cho các sản phẩm truyền thống hiện nay… Cần có được một khung khổ pháp lý nhằm từng bước thay đổi thói quen của người sử dụng cũng như xây dựng được Quy chuẩn kỹ thuật để sử dụng tro xỉ cho việc san lấp mặt bằng – đặc biệt ở khu vực miền Tây đang có nhu cầu rất lớn. Nếu chúng ta sử dụng được tro xỉ cho san lấp mặt bằng thì sẽ giải quyết hiệu quả, triệt để lượng tro xỉ của các nhà máy nhiệt điện ở khu vực này.
Đối với giai đoạn đầu khi thị trường sử dụng các sản phẩm sản xuất từ tro xỉ còn manh nha, còn rất mới,thì phải có được cơ chế chính sách thúc đẩy thị trường, thông qua cơ chế hỗ trợ cho các doanh nghiệp sử dụng các tro xỉ nhà máy điện để làm nguyên liệu sản xuất. Chẳng hạn như, hiện một số NM xi măng muốn sử dụng tro xỉ tay cho đất sét trong sản xuất clanhke làm xi măng nhưng chi phí lớn nên cần có sự trợ giá hợp lý để sản phẩm xi măng của họ không bị đội giá khi sử dụng tro xỉ làm VLXD.
Ông Trần Viết Ngãi - Chủ tịch Hiệp hội Năng lượng Việt Nam cho rằng, cần có cơ chế khuyến khích
việc sử dụng tro xỉ làm nguồn nguyên liệu. Cách đây hơn ba năm, Hiệp hội đã kiến nghị Chính phủ cần
có cơ chế để khuyến khích các doanh nghiệp sử dụng nguồn tro xỉ từ các nhà máy nhiệt điện than. Bản
thân các doanh nghiệp Việt Nam cũng chưa biết cách khai thác nguồn nguyên liệu này. Nếu được
vay vốn với lãi suất thấp, giảm thuế, có ưu đãi hỗ trợ đầu ra cho các sản phẩm, chắc chắn các nguồn tro xỉ này sẽ được khai thác, tận dụng tối đa.
Được biết, Bộ Xây dựng đã phối hợp với Bộ Công Thương lập “Đề án sử dụng tro xỉ thải từ các nhà máy nhiệt điện làm vật liệu xây dựng” trình Chính phủ xem xét trong tháng 11 này. Theo đó, dự kiến đến năm 2020, xử lý, sử dụng được khoảng tối thiểu 50% lượng tro, xỉ. Bộ Công Thương khuyến nghị các cơ quan liên quan cần sớm ban hành quy định về điều kiện của doanh nghiệp trong tiếp nhận, xử lý chất thải rắn thông thường theo quy định tại NĐ 38. Điều này sẽ giải quyết một cách triệt để vấn đề tro xỉ từ các nhà máy nhiệt điện theo đúng tinh thần chỉ đạo của Chính phủ về một số giải pháp thực hiện xử lý tro, xỉ, thạch cao của các nhà máy nhiệt điện, nhà máy hóa chất phân bón để làm nguyên liệu sản xuất, hoặc vật liệu xây dựng./
0 comments: