Tìm hiểu về Băng thông (bandwidth)

Bài viết liên quan

Nếu là một người sử dụng Internet thường xuyên, thì có lẽ không ít lần chúng ta đã từng bắt gặp thuật ngữ về băng thông. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về băng thông là gì cũng như các loại băng thông thường thấy hiện nay.

Tổng hợp các khái niệm về băng thông mà người dùng nên biết
Băng thông là gì?
Trước khi đi sâu vào ý nghĩa của khái niệm băng thông là gì chúng ta có thể hiểu đây là một thuật ngữ dùng trong lĩnh vực công nghệ. Trên thực tế, sẽ không quá khó để chúng ta có thể hiểu được khái niệm băng thông là gì. Băng thông tiếng Anh được gọi là bandwidth. Đây ám chỉ tốc độ tối đa mà trang Web có thể truyền tải trong thời gian 1 giây. Về lý thuyết, băng thông càng lớn thì tốc độ truyền dữ liệu càng nhanh và ngược lại. Nếu tìm hiểu kỹ băng thông là gì, chúng ta sẽ thấy có khá nhiều đơn vị khác nhau để đo lường. Tuy nhiên, Mbps là đơn vị được sử dụng khá rộng rãi nhất hiện nay.

Để hiểu rõ hơn về băng thông là gì, chúng ta có thể hình dung nó như là một con đường. Đường càng rộng thì lưu lượng dòng người qua lại càng dễ dàng và ngược lại. Băng thông cũng như vậy. Băng thông đóng một vai trò rất quan trọng đối với người dùng Internet. Nó sẽ quyết định đến tốc độ kết nối và trải nghiệm Internet của người dùng. Có thể thấy, định nghĩa về băng thông là gì cũng không quá khó hiểu.


Vậy giới hạn băng thông là gì?
Khi hiểu được khái niệm băng thông là gì, thì giới hạn của băng thông là gì cũng là điều chúng ta băn khoăn? Tuy nhiên, cũng không khó để hiểu được giới hạn băng thông là gì. Giới hạn băng thông cho phép người dùng hạn chế hoạt động download/upload khi truy cập Internet. Hành động này nhằm đảo bảo đường truyền luôn hoạt động ổn định. Đặc biệt, khi chúng ta sử dụng mạng không dây, việc giới hạn băng thông sẽ tránh được việc quá tải đường truyền gây gián đoạn truy cập.

Một số loại băng thông thường thấy
Khi đã hiểu rõ khái niệm băng thông là gì, chúng ta sẽ thấy băng thông được chia thành một số dạng dựa vào các đặc tính sau đây:

Thứ nhất, dựa vào phạm vi sử dụng
+ Băng thông trong nước: Là loại băng thông được dùng để trao đổi, tương tác giữa các máy chủ trong cùng một nước. Loại băng thông này rất phù hợp cho việc sử dụng trong mạng nội bộ của doanh nghiệp và người dùng trong nước. 

+ Băng thông quốc tế: Là loại băng thông dùng để trao đổi thông tin giữa các máy chủ trên khắp thế giới. Do phải truyền thông tin với khoảng cách xa nên băng thông quốc tế thường sẽ phải đối mặt với rủi ro về đường truyền.

Thứ hai, dựa vào dung lượng sử dụng
+ Băng thông được cam kết: Khi sử dụng loại băng thông này, nhà cung cấp dịch vụ sẽ cung cấp cho người dùng 1 lượng băng thông nhất định như đã cam kết trước đó. Nếu trong quá trình sử dụng người sử dụng dùng hết lượng băng thông cam kết, thì phải trả thêm phí để có thể tiếp tục sử dụng. 

+ Băng thông được chia sẻ: Với gói băng thông này sẽ dùng được bởi nhiều máy chủ khác nhau. Khi sử dụng, mỗi người dùng sẽ chỉ được dùng 1 lượng băng thông nhất định. Chúng ta có thể liên tưởng tương tự như các gói Shared Hosting thường thấy. 

+ Băng thông riêng: Là loại băng thông mà người dùng trả tiền dựa trên những gì họ sử dụng. Lúc này sẽ không cần phải dùng chung với bất cứ ai cả. Do đó, chất lượng đường truyền sẽ luôn được đảm bảo. Với bản chất về băng thông là gì như đã nêu ở trên, thì việc lựa chọn băng thông riêng có thể nói là lựa chọn tối ưu nhất.

Lời kết
Với việc hiểu và nắm rõ được về khái niệm băng thông là gì sẽ giúp bạn có thể lựa chọn được loại băng thông cần thiết cho việc sử dụng. Trên thực tế thì tất cả các dịch vụ cung cấp đến doanh nghiệp đều sử dụng qua băng thông, do đó việc hiểu được về băng thông là gì có lẽ là sẽ không thừa.


Chia sẻ bài viết

Author:

Mong rằng những bài viết được viết và tổng hợp trên blog này sẽ cung cấp những thông tin hữu ích đến bạn. Chúc một ngày vui vẻ !

0 comments: